Ăn uống bồi bổ như thế nào sau khi khỏi sốt xuất huyết?

Nguyên Lâm|10/11/2022 20:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Ăn uống cho bệnh sốt xuất huyết đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, phục hồi bệnh.

sot-xuat-huyet.png
Ảnh minh họa.

Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân thường sốt cao và kèm theo đó là mất nước. Do đó, việc bổ sung nước là quan trọng nhất. Sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân nên duy trì uống đủ nước lọc, bổ sung các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ. Những món cháo, súp hay một số loại thức ăn dạng lỏng sẽ rất tốt với những bệnh nhân vừa bị sốt xuất huyết. Những món này dễ ăn, giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn. Khi ăn cháo, súp, cơ thể vừa được bổ sung nước lại vừa được bổ sung thêm năng lượng. Để tăng hương vị thơm ngon và dưỡng chất trong cháo, bạn có thể bổ sung thêm bí ngô. Trong bí ngô có chứa nhiều vitamin A, rất tốt để cơ thể tăng sản sinh tiểu cầu và protein, giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện sức khỏe.

Rau xanh cần có trong thực đơn hằng ngày. Người mới khỏi bệnh sốt xuất huyết nên bổ sung rau xanh để cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, nên bổ sung các loại trái cây tươi, đặc biệt là một số loại quả có chứa nhiều vitamin C như đu đủ, bưởi, cam, ổi...

Nếu bạn muốn biết, rằng sau khi khỏi bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì thì những thực phẩm nhiều protein chính là câu trả lời vô cùng hợp lý. Một số thực phẩm có chứa nhiều protein như các loại thịt, trứng, sữa, phô mai... sẽ giúp nâng cao sức đề kháng.

Bên cạnh việc bổ sung những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe thì người mới khỏi sốt xuất huyết cũng cần kiêng đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn có tính cay, nóng, hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá.

Một số lưu ý khác khi bị sốt xuất huyết

Các dấu hiệu cần chú ý và theo dõi

Các dấu hiệu cảnh báo về sự tiến triển thành sốt xuất huyết nặng xảy ra trong giai đoạn từ ngày 3 – 7 của bệnh. Các triệu chứng bạn cần chú ý trong giai đoạn này như: mệt mỏi nhiều hơn, nôn, đau bụng dữ dội, phù, chảy máu răng, chảy máu mũi, xuất huyết âm đạo, khó thở, chóng mặt,…

Khi có một trong các dấu hiệu trên, bạn phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi tình trạng sốt xuất huyết.

Lưu ý trong quá trình điều trị

Bệnh nhân nên được khuyên giữ đủ nước và tránh dùng aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (như ibuprofen) vì sẽ tăng nguy cơ xuất huyết.

Hạ sốt bằng acetaminophen và lau mát.

Bữa ăn: Chia nhỏ bữa ăn trong ngày (6 - 8 bữa/ngày đối với trẻ em và 4 - 6 bữa/ngày đối với người lớn).

Đối với bệnh nhân điều trị tại nhà, cần theo dõi và đến bệnh viện ngay khi có một trong các dấu hiệu cảnh báo của bệnh. Đồng thời, đến cơ sở y tế mỗi ngày để được theo dõi sự thay đổi của tiểu cầu nhằm dự báo diễn tiến nặng của bệnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ăn uống bồi bổ như thế nào sau khi khỏi sốt xuất huyết?