Pháp luật môi trường

Ba đối tượng chiếm đất rừng phòng hộ ở Phú Quốc đem bán được 4 tỉ đồng

Minh Kiên 01/11/2024 17:00

Các đối tượng phát dọn khoảng 21ha đất rừng phòng rồi chuyển nhượng 30.000m2 trong số đó với số tiền 4 tỷ đồng chia nhau; miếng đất này sau đó tiếp tục chuyển nhượng cho nhiều cá nhân khác.

Ngày 1/11, tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, đơn vị đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 3 đối tượng, gồm: Nguyễn Văn Tiền (32 tuổi), Nguyễn Quốc Hương (57 tuổi) và Đặng Minh Dương (46 tuổi) cùng ngụ xã Dương Tơ, thành phố Phú Quốc để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

rung-phong-ho.jpg
Ảnh minh họa

Theo thông tin ban đầu, vào năm 2019, Tiền rủ Hương phát dọn khoảng 21 ha đất rừng phòng hộ liền kề với thửa đất của gia đình Tiền tại ấp Đường Bào, xã Dương Tơ.

Sau đó, Tiền đã nhờ Dương đứng tên trên giấy xác nhận nguồn gốc đất và mang đến cho ông Đ - Trưởng ấp Đường Bào (giai đoạn năm 2004) ký xác nhận.

Đến tháng 12/2021, Tiền thỏa thuận chuyển nhượng 30.000m2 đất trong tổng số 21ha cho bà L.T.T.T với số tiền 4 tỉ đồng.

Sau khi nhận đủ tiền, Tiền chia cho Hương 500 triệu đồng, Dương 150 triệu đồng. Bà T sau đó tiếp tục chuyển nhượng đất cho nhiều cá nhân khác.

Vụ án vẫn đang được tiếp tục điều tra mở rộng.

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp Việt Nam năm 2017 quy định đất rừng phòng hộ là: Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường quốc phòng an ninh, kết hợp du lịch sinh tháu, nghỉ dưỡng, giải trí, cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Mục tiêu to lớn của Nhà nước trong việc quản lý phát triển đất rừng phòng hộ là đảm bảo sự ổn định trong đời sống xã hội và sự phát triển kinh tế quốc gia.

Đối với môi trường: Đất trừng phòng hộ nói riêng có vai trò chung là cân bằng lượng CO2 và O2 trong quá trình quang hợp. Bên cạnh đó đất rừng phòng hộ còn có vai trò riêng là vì có hệ thống gốc rễ cây là kho chứa nước, có tác dụng giữ nước, điều hoà và duy trì lưu lượng dòng nước chảy, làm giảm tốc độ dòng nước, giảm nguy cơ lũ lụt, xói mòn vùng đất dốc. Đó còn là nơi cư trú của các loài động vật thực vật đa dạng, phong phú về sinh học thiên nhiên.

Đối với kinh tế: Đất rừng phòng hộ là nơi cung cấp một sản lượng lớn lâm sản phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong nức cũng như xuất khẩu làm giàu kinh tế đất nước. Ngoài ra, phát triển du lịch sinh thái rừng phòng hộ cũng là một ngành du lịch đang phát triển. Du lịch xanh làm tăng thu nhập nhân dân địa phương nhờ đó người dân có ý thức bảo vệ, phát triển rừng hơ.

Đối với xã hội: Đất rừng phòng hộ tạo công ăn việc làm cho nhân dân với các hoạt động kết hộc nông - lâm - ngư nghiệp. Bên cạnh đó rừng phòng hộ còn có giá trị to lớn trong công tác nghiên cứu khoa học.

Bài liên quan
  • Bộ TN&MT đề nghị rà soát chuyển đổi đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ làm dự án
    Moitruong.net.vn – Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị các địa phương chỉ đạo rà soát và báo cáo kết quả thực hiện việc việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các dự án trước ngày 15/7/2021.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Ba đối tượng chiếm đất rừng phòng hộ ở Phú Quốc đem bán được 4 tỉ đồng