– Hạt Kiểm lâm Bảo Lộc đã dùng máy định vị xác định diện tích này do Hạt quản lý, bảo vệ. Việc san ủi, khai thác đá còn khiến hàng ngàn tấn đất đá nằm chênh vênh trên đỉnh đèo, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông trên đèo Bảo Lộc.
>>> Nhật Bản tài trợ công nghệ hiện đại giúp làm sạch, giảm mùi nước sông Tô Lịch
>>> Nghệ An quảng bá, xúc tiến du lịch tại thành phố mang tên Bác
Theo Hạt Kiểm lâm TP Bảo Lộc, Công ty Lâm Phần thực hiện không đúng giấy phép khai thác khoáng sản, có hiện tượng khai thác ngoài ranh mỏ, san ủi tầng phủ qua đất lâm nghiệp (quy hoạch là đất rừng phòng hộ xung yếu). Tuy nhiên, đến nay vụ việc vẫn chưa được xử lý khiến dân xã Đại Lào bức xúc vì hiện trạng đất rừng bị thay đổi gây sạt lở nguy hiểm cho rất nhiều hộ dân sống gần khu vực này.
Ông Phạm Công Hương, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Lào, cho biết trước đây vị trí đèo qua đoạn này thường xuyên sạt lở trong mùa mưa. Giờ Công ty Lâm Phần đổ thêm hàng ngàn tấn đất đá nên nguy cơ sạt lở càng uy hiếp đèo Bảo Lộc, rất nguy hiểm cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Theo ông Bùi Gia Dương, Thanh tra Pháp chế Hạt Kiểm lâm TP Bảo Lộc, việc Công ty Lâm Phần tự ý san ủi, đổ đất đá lấn qua 7.740 m2 là sai phạm rất rõ. Tuy nhiên, khi đoàn kiểm tra làm việc, đại diện công ty không ký biên bản nên chưa thể xử lý. Hạt Kiểm lâm TP Bảo Lộc đã báo cáo UBND TP Bảo Lộc để có hướng xử lý.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tuân, Phó Giám đốc Công ty Lâm Phần, nói: “Đất của chúng tôi là do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp phép thì phải do tỉnh kiểm tra. Các cơ quan khác không có quyền kiểm tra chúng tôi. Kể cả báo chí, không được chúng tôi cho phép cũng không được chụp hình, quay phim”.
Được biết, Quyết định 946 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành ngày 21-4-2008 cho doanh nghiệp tư nhân Lâm Phần (nay là Công ty TNHH Lâm Phần) thuê đất khai thác đá vật liệu xây dựng với thời hạn khai thác 21 năm. Diện tích cho thuê là gần 10 ha.
Phá rừng phòng hộ để khai thác đá quý
Ngoài việc đổ đất đá lấn chiếm đất rừng phòng hộ xung yếu thì việc làm này của Công ty TNHH Lâm Phần còn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở gây nguy hiểm cho phương tiện và người tham gia giao thông trên đèo Bảo Lộc. Ông Phạm Công Hương – Phó Chủ tịch UBND xã Đại Lào, cho hay: “Hiện tại, với hàng ngàn tấn đất đá mà Công ty đổ trên đỉnh đèo là rất nguy hiểm. Trước đây, vị trí này cũng thường xuyên bị sạt lở trong mùa mưa. Giờ Công ty lại đổ thêm hàng ngàn tấn đất đá mới, khiến nguy cơ sạt lở xuống đèo Bảo Lộc là rất lớn. Địa phương mong muốn cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc kiểm tra và có biện pháp xử lý dứt điểm”.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 27/3/2019, UBND TP Bảo Lộc đã có Công văn số 462 gửi Sở Tài nguyên – Môi trường đề nghị phối hợp kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty TNHH Lâm Phần để hướng dẫn hoặc xử lý các hành vi vi phạm theo quy định. Công văn nêu rõ: “UBND TP Bảo Lộc đã kiểm tra thực tế hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty TNHH Lâm Phần. Tại hiện trường nhận thấy, đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản chưa đúng với Giấy phép khai thác được UBND tỉnh duyệt; có hiện tượng khai thác ngoài ranh mỏ, san ủi tầng phủ qua đất lâm nghiệp quy hoạch là đất rừng phòng hộ xung yếu…”.
Trên cơ sở đó, UBND TP Bảo Lộc đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra thực tế hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty TNHH Lâm Phần để có hướng xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.
Ngọc Ánh (t/h)