Bảo vệ, phát triển khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ

Nguyễn Thanh|01/07/2017 03:32
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Từ một vùng đất ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú, nhưng trong chiến tranh, hàng ngàn tấn  bom đạn và hóa chất độc hại đã trút xuống khiến Cần Giờ  trở thành “vùng đất chết”. Sau năm 1975, chính quyền TP.HCM đã phát động chiến dịch trồng  lại rừng Cần Giờ, khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Hàng chục ngàn người dân đã tham gia vào chiến dịch gian khổ nhưng đầy ý nghĩa này…

(Moitruong.net.vn) –  Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ nằm cách trung tâm TP.HCM gần 50km sở hữu đa dạng các loại động thực vật đặc trưng của vùng đất ngập mặn. Hiện tại nơi đây đang được các cán bộ công nhân viên và những con người có tinh thần trách nhiệm bảo tồn và phát triển.

rung-sac

Chỉ sau một thời gian, rừng Cần Giờ đã được hồi sinh trở lại, trở thành “lá phổi xanh” của đô thị  gần 10 triệu dân TP.HCM. Với  tính  chất đa dạng sinh học và tầm quan trọng của mình, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là  Khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Việc  quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ  được  giao trực tiếp cho Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ. Tuy nhiên, công việc này không chỉ là nhiệm vụ của hơn 100 cán bộ, nhân viên của Ban, mà còn là của 132 hộ dân đang trực tiếp nhận giao khoán giữ rừng, cũng như của tất cả những người dân đang sinh sống trên huyện Cần Giờ.

Nguyễn Thanh


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Bảo vệ, phát triển khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.