Bến Tre: Nhiều mô hình "vườn xanh, nhà đẹp" ra đời

Mai Lan|05/08/2022 15:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết trong quá trình thực hiện nghị quyết 07 có những tiêu chí đã từng bước hoàn thành nhưng cũng còn nhiều mặt khó khăn cần khắc phục.

tre1.jpg
Mô hình trồng cây cam giống huyện Châu Thành, Bến Tre.

Nói về cạnh tranh thì từng địa phương của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đều tăng tốc, phát triển từng ngày. Tỉnh Bến Tre hiện xác định làm thật tốt từng nhiệm vụ, từng tiêu chí thực hiện Nghị quyết. Xây dựng nông thôn mỗi ngày để người dân thấy rõ được sự thay đổi lớn nhất, tạo động lực cho người dân tham gia tích cực hơn trong nhiệm vụ xây dựng nông thôn và tầm quan trọng của việc thực hiện nghị quyết 07.

Đến nay, toàn tỉnh có 91 Tổ hợp tác (THT) và 56 Hợp tác xã (HTX) đã tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh và đạt được một số kết quả khả quan.

Về công tác bảo vệ môi trường ngày càng được người nông dân quan tâm, đặc biệt, những năm qua, nhiều mô hình hiệu quả, hình thành nên các phong trào và đang lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn nông thôn, được nông dân thực hiện khá phổ biến trên địa bàn các xã, huyện dần tạo nên môi trường “vườn xanh, nhà đẹp”.

Kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng được quan tâm đầu tư, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. đã xây dựng được chuỗi giá trị một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; hình thành một số vùng sản xuất tập trung, đáp ứng ngày càng tốt hơn nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

mo-2.jpg
Vườn Bưởi da xanh thuộc xã An Hiệp, Châu Thành, Bến Tre.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết trong quá trình thực hiện nghị quyết 07 có những tiêu chí đã từng bước hoàn thành nhưng cũng còn nhiều mặt khó khăn cần khắc phục.

Trên địa bàn tỉnh, điều kiện hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn chỉnh và nguồn nguyên liệu cung ứng cho các ngành chế biến chưa ổn định, thị trường biến động bất thường gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đầu tư cũng như định hướng trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường; mức hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị tham gia chương trình xúc tiến thương mại còn hạn chế, hoạt động chủ yếu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; các hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra với quy mô nhỏ, chưa đủ kinh phí để thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại ra thị trường ngoài nước có tiềm năng như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Úc. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Bến Tre tuy đã được mở rộng song vẫn còn chậm.

Sau 1 năm thực hiện nghị quyết tỉnh Bến Tre đã dần có những bước khắc phục khó khăn trong thực hiện các tiêu chí này.

Trong thời gian tới, cần huy động tối đa các nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình phòng chống hạn mặn, góp phần tích trữ nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân. Tập trung chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại cho người dân. Tổ chức tập huấn cho người dân các giải pháp kỹ thuật chăm sóc vườn cây sau hạn mặn. Về lâu dài, cần thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thích ứng với từng vùng, địa phương và chống chịu được với tình hình hạn mặn ngày càng gay gắt. Từng bước xây dựng và phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn chất lượng cao, hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Bố trí lịch thời vụ phù hợp.

Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu rộng về ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết số 07-NQ/TU, gắn với các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể của các ngành, các cấp, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong hệ thống chính trị và Nhân dân để tham gia thực hiện. Xác định phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và công cuộc xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bến Tre: Nhiều mô hình "vườn xanh, nhà đẹp" ra đời