Các quốc gia Nam Á sẽ thế nào trước tác động của biến đổi khí hậu?

Lương Nguyễn|05/09/2019 05:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Gần 6 triệu người khu vực Nam Á phải hứng chịu các tác động từ lũ dâng. Hàng trăm ngàn người phải di rời vì những hậu quả của thời tiết nhiệt đới gió mùa.

Ấn độ đang phải đối mặt với tình trạng lũ lụt kéo dài nhiều ngày, sau trận hạn hán lịch sử làm ít nhất 137 người chết. Theo các chuyên gia, nước này cần ít nhất 5 năm để giải quyết tình trạng thiếu nước, khoảng 100 triệu người phải di rời vì không thể tiếp cận với nguồn nước sạch.

Tại Afghanistan, hạn hán đã tàn phá các vùng nông nghiệp truyền thống, khiến hàng triệu người rơi vào tình trạng đói kém, mất mùa. Gió mùa còn gây ra các trận lũ lớn làm cô lập nhiều khu vực, nhiều tuyến đường giao thông quan trọng. đặc biệt, đe dọa đến cuộc sống của hàng trăm nghìn người tị nạn Rohingya đang trú trong các túp lều tạm bợ dọc đường biên với Myanmar.

Đây là một trong những tác động tồi tệ nhất do biến đổi khí hậu gây ra. Là vấn đề cấp bách với các quốc gia phát triển, làm đảo lộn cuộc sống ở nhiều nơi tại châu Á, tạo ra cuộc khủng hoảng tị nạn mới còn tồi tệ hơn so với những gì đã diễn ra ở châu Âu.

Tác động từ các đợt gió mùa đối với sản xuất và sinh hoạt

Canh tác nông nghiệp tại các quốc gia Nam Á phụ thuộc vào các đợt gió mùa hàng năm. Nếu mùa mưa vẫn đến muộn như năm nay, nguy cơ phải đổi mặt với tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ diễn ra trên diện rộng.

Biến đổi khí hậu khiến công tác dự báo các đợt gió mùa gặp không ít khó khăn. Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature, El Nino ngày càng gia tăng ở khu vực Ấn Độ Dương, ô nhiễm không khí, thay đổi mục đích sử dụng đất khiến lượng mưa giảm dần, nên chu kỳ các đợt gió mùa cũng diễn ra bất thường, làm khó khăn trong công tác dự báo.

Vì thế mà lượng mưa giảm dẫn đến hạn hán kéo dài, lũ lụt, lở đất ngày càng gia tăng.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những trận mưa lớn gia tăng ở khu vực miền Trung Ấn Độ đã tàn phá cuộc sống, canh tác nông nghiệp và cuốn trôi nhiều tài sản của người dân.

Các chuyên gia cũng dự báo, nhiều khu vực sẽ phải hứng chịu các trận mưa bất thường thời trong tương lai gần.

Nhiệt độ tăng, lũ lụt và hạn hán diễn ra trên diện rộng khiến người ta phải đặt ra câu hỏi, liệu nhiều vùng miền của Án Độ có thể tồn tại được hay không? Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra cảnh báo, với nhiều diễn biến bất thường của thời tiết sẽ cướp đi sinh mạng của cả những người khỏe mạnh ở các các quốc gia Trung Đông và Nam Phi.

Trận lũ lụt tồi tệ nhất trong 100 năm tại bang Kerala, Ấn Độ làm ít nhất 324 người thiệt mạng

Biến đổi khí hậu gây nhiều hiện tượng thời tiết bất thường

Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan giữa các khu vực trên thế giới sẽ không giống nhau, có nơi chịu tác động của sự gia tăng về nhiệt, có nơi phải hứng chịu tình trạng hạn hán, nắng nóng kỷ lục, thời tiết khắc nghiệt. Điều này sẽ tàn phá nền nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nghiêm trọng.

Thêm nữa, tình trạng nước biển dâng, lũ ven biển cũng đang đe dọa sự sống của hàng triệu người tại các nước kém phát triển.

Theo LHQ, sẽ có hơn 120 triệu người phải sống trong tình trạng đói nghèo, vì biến đổi hí hậu buộc họ phải chọn hoặc di cư hoặc đối mặt với đói nghèo.

Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Stanford chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu làm các nước nghèo sẽ còn nghèo hơn, nên tình trạng bất bình đẳng toàn cầu giữa các quốc gia ngày càng lớn.

Ví dụ, người giàu có thể bỏ tiền ra để tránh nắng nóng, mua thức ăn, đồ uống để chống đói. Ngược lại, những người nghèo phải chịu nắng nóng, đói khát..

Di cư do tác động của thời tiết

Theo cơ quan tị nạn Na Uy, ước tính có khoảng 26 triệu người phải di cư do tác động của bão, lũ mỗi năm. còn theo Cơ quan Công ước Chống sa mạc hóa, đến 2045, có khoảng 135 triệu người phải di cư vì suy thoái đất.

Theo số liệu cho thấy, dọc biên giới nước Úc có đến 100 triệu người tị nạn di cư do tác động của thời tiết khắc nghiệt, nước biển dâng.

Nam Á đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra, cụ thể do hành vi của con người như thói quen tiêu dùng, sử dụng nhiên liệu hóa thạch. những tác động sẽ không chỉ dừng lại ở đó, còn tồi tệ hơn.

Lương Nguyễn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các quốc gia Nam Á sẽ thế nào trước tác động của biến đổi khí hậu?