Qua hơn 1 năm triển khai thì điểm tại 2 quận Sơn Trà và Thanh Khê (TP. Đà Nẵng), đã có hơn 21.000 hộ gia đình thực hiện phân loại, thu gom được gần 7.700 kg rác thải nhựa; 29.850 kg rác tài nguyên, gây quỹ 94 triệu đồng, góp phần giảm thiểu áp lực xử lý rác thải của thành phố và nâng cao ý thức của cộng đồng. Đây là cơ sở để các tỉnh miền Trung tiếp cận, nhân rộng mô hình chống rác thải nhựa, nhất là với những địa phương đang chịu áp lực rác thải nhựa lớn từ hoạt động du lịch.
Dự án Đại dương không nhựa – chương trình tái chế nhựa về một cộng đồng khỏe mạnh và thành phố xanh (dự án “Đại dương không nhựa”) do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR), Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng phối hợp thực hiện, dưới sự tài trợ của Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID), được triển khai nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi tái chế rác thải nhựa tại nguồn, giữ biển không bị ô nhiễm tại rác thải nhựa.
Dự án được triển khai thí điểm tại 2 quận Thanh Khê và Sơn Trà (TP. Đà Nẵng) từ tháng 10/2017 đến tháng 4/2019 với các hoạt động chính như xây dựng và thúc đẩy thực hiện các mô hình phân loại rác thải tại nguồn; nâng cao nhận thức và thực hành việc phân loại rác tại các đơn vị trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch như khách sạn, nhà hàng, tuyên truyền cho chủ tàu, ngư dân, nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên tại trường học, giảng đường.
Qua 18 tháng triển khai dự án, đã có 160 chương trình tập huấn, truyền thông được tổ chức, hơn 21.000 hộ gia đình thực hiện phân loại, thu gom được gần 7.700 kg rác thải nhựa; 29.850 kg rác tài nguyên, gây quỹ 94 triệu đồng, góp phần giảm thiểu áp lực xử lý rác thải của thành phố và nâng cao ý thức của cộng đồng.
Theo ông Đinh Quang Cường, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng, kết quả của dự án đã cho những tích hiệu lạc quan về việc nhân rộng mô hình ra toàn TP. Đà Nẵng cũng như triển khai mô hình tại các tỉnh khu vực miền Trung.
Chia sẻ tại hội nghị, Bà Lê Thị Thành Huyên, Phó phòng TN&MT quận Thanh Khê cho biết, hiện khoảng 70% hộ gia đình trên địa bàn quận đã thực hành phân loại rác tài nguyên và giảm sử dụng túi ni lông. Ngoài ra, phụ nữ quận cũng sáng tạo nhiều cách làm hay như tận dụng vải bạt đã qua sử dụng để may túi vải đi chợ, dùng túi ni-lông tự hủy sinh học… tích cực hưởng ứng dự án. “Sau khi kết thúc dự án, chúng tôi vẫn tiếp tục hoàn thiện cách thức thu gom và xử lý rác thải, duy trì và nhân rộng các mô hình thu gom, phân loại có hiệu quả”, bà Huyên nói.
Trên thực tế, mới đây, trong chương trình Hội đồng nhân dân với cử tri, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng – ông Huỳnh Đức Thơ cũng cho biết, trong năm 2019, TP. Đà Nẵng sẽ triển khai phân loại rác thải tại nguồn trên toàn TP. Đà Nẵng.
Tại Hội nghị, đại biểu đến từ các địa phương ven biển miền Trung cũng thông tin về thực trạng và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, các mô hình chống rác thải nhựa có hiệu quả tại địa phương.
Theo ông Bùi Minh Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục môi trường tỉnh Khánh Hòa, hiện tỉnh này đang đứng trước nhiều thách thức về rác thải nhựa do áp lực du lịch gây nên. Năm 2018, Khánh Hòa đón 6,8 triệu lượt khách du lịch cộng với rác thải sinh hoạt của người dân khiến áp lực thu gom rác thải là vô cùng lớn. “Năm 2009, địa phương đã triển khai việc phân loại rác tại nguồn ở TP Cam Ranh nhưng thất bại do không tổ chức đi thu gom sau khi phân loại khiến cho người dân không hào hứng thực hiện nữa”, ông Sơn nói và cho rằng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở tái chế sau khi chuyển giao rác đã phân loại.
Còn tại tỉnh Quảng Bình, ông Phạm Văn Lương – Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh cho biết tại địa phương hiện có 1 nhà máy xử lý rác thải, sản xuất biogas và phân bón khoáng hữu cơ hiệu quả, giúp giảm áp lực về rác thải rắn cho tỉnh. Theo ông Lương, đây là mô hình hiệu quả nên được nhân rộng để hình thành chuỗi tái chế rác.
Ngoài ra, các đại biểu cũng nhấn mạnh để vai trò tiên phong và then chốt của phụ nữ trong “cuộc chiến” với rác thải nhựa, hướng đến vì một “đại dương không rác thải nhựa”.
Có thể nói,những cách làm hay mang lại kết quả khả quan của dự án “Đại dương không nhựa” tại Đà Nẵng đang mở ra những kinh nghiệm để các tỉnh, thành ven biển miền Trung có thêm giải pháp, cách huy động cộng đồng và cách thực hiện phân loại và quản lý rác theo chuỗi.
Ông Bùi Minh Sơn – Phó Chi cục trưởng chi cục môi trường tỉnh Khánh Hòa cho biết, Khánh Hòa là một địa phương ven biển nhiều đặc điểm tự nhiên giống với Đà Nẵng và môi trường biển cũng đang chịu áp lực lớn từ việc phát triển du lịch. Năm 2018, Khánh Hòa đón 6,8 triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và dự báo sẽ tăng lên gần 7 triệu người vào năm 2019. Lượng rác thải sinh hoạt từ hoạt động du lịch và người dân đang gây áp lực lớn đến việc thu gom, xử lý rác thải. Năm 2009, địa phương đã triển khai việc phân loại tai nguồn tại TP Cam Ranh nhưng thất bại do không tổ chức đi thu gom sau khi phân loại khiến cho người dân chán nản.
“Qua mô hình của Đà Nẵng, chúng tôi nhận ra rằng yếu tốt tuyên truyền, tham gia của các hạt nhân nòng cốt trong việc phân loại, thu gom rất quan trọng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao Nhà nước cũng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở tái chế sau khi chuyển giao rác đã phân loại”- ông Bùi Minh Sơn nói.
Chia sẻ giải pháp xử lý rác thải tại địa phương, ông Phạm Văn Lương – Phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện nay Nhà máy Phân loại, xử lý rác thải, sản xuất biogas và phân bón khoáng hữu cơ thuộc Công ty TNHH Phát triển Dự án Việt Nam (xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch) có mức đầu tư 1.500 tỷ đồng đang góp phần giảm áp lực về chất thải rắn của thành phố Đồng Hới nói riêng và tỉnh nói chung. Dây chuyền công nghệ nhà máy được nhập khẩu hoàn toàn từ Cộng hòa Liên bang Đức. Ngoài chức năng chính là phân loại, xử lý rác thải, Nhà máy còn thực hiện mô hình thí điểm khu nhà màng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao mang lại lợi nhuận kinh tế cao.
“Bên cạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, ngư dân ven biển, thì các địa phương nên có kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường đầu tư các nhà máy xử lý theo hướng hiện đại để có thể tổ chức thành công mô hình chuỗi tái chế rác thải”- ông Lương kiến nghị.
Minh Hà (T/h)