Cấp giấy phép khai thác cát trở lại tại đoạn giáp ranh của sông Đồng Nai

Ngọc Ánh (t/h)|15/09/2019 10:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước thống nhất mỗi tỉnh chỉ cấp mới 2 giấy phép khai thác cát ó thời hạn không quá 5 năm, công suất không quá 10.000 m3/năm tại đoạn giáp ranh của sông Đồng Nai.

Thông tin từ Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, các ngành chức năng của tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai đã họp bàn và thống nhất chủ trương sẽ cấp phép khai thác cát trở lại trên sông Đồng Nai.

Các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước đã thống nhất, mỗi tỉnh chỉ cấp mới 2 giấy phép khai thác cát tại đoạn giáp ranh của sông Đồng Nai (bao gồm cả sông Đạ Huoai – Lâm Đồng). Các địa phương trên thống nhất việc siết chặt các biện pháp quản lý.

Cụ thể, ở mỗi vị trí khai thác, doanh nghiệp chỉ được sử dụng tối đa 2 phương tiện khai thác theo công suất đã đăng ký. Phương tiện này được gắn thiết bị định vị, camera hành trình để giám sát. Để tránh tình trạng doanh nghiệp được cấp phép ở địa phương này nhưng lén lút hút cát ở địa phương khác, các tỉnh yêu cầu doanh nghiệp phải thả phao định vị tại vị trí khai thác.

Mỗi giấy phép khai thác có thời hạn không quá 5 năm, công suất không quá 10.000 m3/năm. Vị trí cấp phép khai thác phải đảm bảo không bị sạt lở, xa khu dân cư, không ảnh hưởng đến Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Cùng với việc cho phép khai thác cát trở lại, ba địa phương nêu trên cũng thống nhất việc siết chặt các biện pháp quản lý.

Ở mỗi vị trí khai thác, doanh nghiệp chỉ được sử dụng tối đa hai phương tiện khai thác theo công suất đã đăng ký. Phương tiện này được gắn thiết bị định vị, camera hành trình để giám sát.

Để tránh tình trạng doanh nghiệp được cấp phép ở địa phương này nhưng lén lút hút cát ở địa phương khác, các tỉnh yêu cầu doanh nghiệp phải thả phao định vị tại vị trí khai thác.

Doanh nghiệp chỉ được khai thác cát là từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày, cấm tuyệt đối khai thác cát vào ban đêm.

Cho phép khai thác cát trở lại trên sông Đồng Nai.

Hàng tháng, doanh nghiệp phải khai báo sản lượng khai thác để tính thuế tài nguyên khoáng sản. Điều này nhằm tránh thất thu thuế, bởi trước đây, các doanh nghiệp thường thống kê số lượng khai thác thấp hơn so với thực tế.

Nếu doanh nghiệp nào vi phạm những quy định trên, ngành chức năng sẽ thu hồi giấy phép khai thác. Trường hợp khai thác cát gây sạt lở bờ sông, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, 3 tỉnh trên còn đề ra quy chế phối hợp, cho phép lực lượng công an được truy bắt các đối tượng vi phạm khi đối tượng đã chạy qua địa bàn tỉnh khác.

Bên cạnh cấp phép khai thác cát trở lại, ba tỉnh còn đề ra quy chế phối hợp, cho phép lực lượng Công an được truy bắt các đối tượng vi phạm khi đối tượng đã chạy qua địa bàn tỉnh khác.

Trước đây, đoạn sông đi qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai có 20 dự án khai thác cát được cấp phép. Giữa năm 2017, các địa phương này quyết định tạm ngưng tất cả các dự án này.

Nguyên nhân là vì công tác quản lý còn bất cập, doanh nghiệp hút cát cả ngày lẫn đêm, gây sạt lở bờ sông, có những doanh nghiệp được cấp phép khai thác ở địa phương này nhưng vẫn “vươn vòi” sang địa phận tỉnh khác để hút cát.

Ngọc Ánh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cấp giấy phép khai thác cát trở lại tại đoạn giáp ranh của sông Đồng Nai