(Moitruong.net.vn) – Theo báo cáo của một cơ quan giám sát vừa qua, đa phần châu Âu thất bại trong việc đạt chuẩn về chất lượng không khí đặt ra bởi khối EU. Kết quả là có hơn 1.000 người dân châu Âu chết yểu mỗi ngày – một con số lớn gấp 10 lần so với số người chết bởi tai nạn giao thông.
>>>Canada mời Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng G7 về môi trường và năng lượng
>>> Bãi tắm Quy Nhơn xử lý tình trạng “nhuộm đen” bởi bùn và rác thải
Không khí châu Âu ô nhiễm
Tòa án Kiểm toán châu Âu (ECA), cơ quan thuộc EU có chức năng xem xét việc chi tiêu ngân sách của khối liên minh cho biết thiệt hại mà ô nhiễm gây ra đối với Bulgaria và nhiều nước Đông Âu khác đang còn nặng nề hơn cả những “ông trùm” ô nhiễm châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ.
“Ô nhiễm không khí là rủi ro lớn nhất về môi trường tới sức khỏe tại khối Liên minh châu Âu” – Janusz Wojciechowski, thành viên của ECA tại Luxembourg, người chịu trách nhiệm về bản báo cáo, phát biểu. “Trong những thập kỷ gần đây, các chính sách của EU đã góp phần giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính, nhưng chất lượng không khí vẫn chưa được cải thiện ở tốc độ tương đương và vẫn gây nên tác động đáng kể tới sức khỏe cộng đồng” – ông nói thêm.
Báo cáo cho rằng, nồng độ chất dạng hạt, ozone mặt đất và nitơ điôxít cao là tác nhân chính dẫn tới gần 400.000 ca chết yểu mỗi năm tại châu Âu. ECA còn trình bày 1 biểu đồ trong báo cáo cho thấy người dân Bulgaria, Séc, Latvia và Hungary có số năm sống khỏe mạnh bị mất đi bởi ô nhiễm không khí cao hơn so với Ấn Độ và Trung Quốc.
Nhìn vào các khoản chi tiêu lãng phí, ECA cho biết tài trợ trực tiếp của EU có thể cải thiện chất lượng không khí, nhưng các dự án được tài trợ không phải lúc nào cũng đủ chỉ tiêu.
ECA cho biết các nước thành viên vẫn tiếp tục vi phạm các giới hạn được đặt ra về chất lượng không khí 1 cách thường xuyên, bất chấp các hành động pháp lý thi hành bởi Ủy ban châu Âu – bộ phận điều hành của EU.
Vào tháng 5, Ủy ban đã đưa Đức, Anh, Ý, Pháp, Hungary và Romania lên tòa án cao nhất của khối vì việc không tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng không khí đặt ra bởi EU.
Các kiểm toán viên của cơ quan đang gửi báo cáo tới các quốc gia thành viên và Nghị viện châu Âu, đề xuất cập nhật các tiêu chuẩn cũ từ 20 năm trước, gắn liền chất lượng không khí với các chính sách khác của EU và nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề này.
Quỳnh Dao/AFP