Đảo Phú Quý: Điểm du lịch hấp dẫn hoang sơ, đầy quyến rũ

Tố Cẩm|27/06/2023 15:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Đảo Phú Quý đã trở thành điểm du lịch thu hút khách bởi những bãi biển cát trắng đẹp tuyệt trần, những khung cảnh bình yên và hết sức thanh tĩnh và hoang sơ.

Lịch sử và địa lý

Phú Quý là một huyện đảo gồm 12 đảo lớn nhỏ một thuộc tỉnh Bình Thuận, Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Quần đảo này nằm ngoài cùng của hệ thống đảo ở cực Nam Trung Bộ.

Trong lịch sử Đảo Phú Quý từng được biết đến với các tên gọi như: Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu... Đảo Phú Quý cũng được các nhà hàng hải phương Tây gọi với cái tên là Poulo-Cécir-de-Mer.

Năm 1844, đảo đã được đổi tên từ Tống Hạ thành Tống Phú Quý ( trực thuộc phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận) vì những số lượng đặc sản đã dâng nạp cho Triều đình Huế cùng với tiềm tàng kinh tế kinh tế dồi dào mà nơi này mang lại.

daopq.jpg
Đảo Phú Quý nằm cách thành phố Phan Thiết 120km.

Tuy nhiên cũng đã từng có một thời gian dài, người dân Đảo Phú Quý đã sống trong điều kiện khép kín tự cung tự cấp với vai trò chủ đạo là ngư nghiệp cùng với những hoạt động kinh tế bên lề như trồng trọt, ép dầu, đan võng, dệt vải,…

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, huyện đảo Phú Quý trực thuộc tỉnh Bình Thuận sau khi Bình Thuận và Ninh Thuận được tách ra làm hai tỉnh từ tỉnh Thuận Hải.

Bản đồ chỉ dẫn đường đi Đảo Phú Quý ( Cù Lao Thu):

Các di tích lịch sử

- Chùa Linh Quang, được xây dựng dưới thời Cảnh Hưng thứ 8, tọa lạc tại thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh. Hiện nay, Chùa vẫn còn lưu giữ các sắc phong do triều Nguyễn ban tặng.

- Vạn An Thạnh là một trong những vạn thờ ông Nam Hải tại đảo Phú Quý

- Đền thờ Công chúa Bàn Tranh là di tích lịch sử cấp quốc gia, thôn Quý Hải, Long Hải

- Đền thờ Bà Chúa Ngọc và vạn Thương Hải là 2 di tích lịch sử cấp tỉnh có 5 sắc phong thần cho Bà Chúa Ngọc và còn một số hiện vật tế tự quý như: chiếc đỉnh đồng, chân đèn và chuông đồng. Ba sắc phong cho Thần Nam Hải và 2 sắc phong thần cho Bắc Trấn đô đốc Bùi Quận Công.

- Đình làng Triều Dương là di tích lịch sử cấp tỉnh và là nơi còn lưu giữ rất nhiều di vật quý giá như: các câu đối, hoành phi viết bằng chữ Hán Nôm; 5 sắc phong của các vua triều Nguyễn phong tặng cho Thành Hoàng bổn cảnh.

Thời tiết tại đảo Phú Quý

Thời tiết trên đảo Phú Quý cũng chia theo từng mùa. Mùa hè bắt đầu từ 6 đến tháng 8: Nhiệt độ trung bình từ 30 -35 độ, thời tiết nóng và khô. Ánh nắng mặt trời rất mạnh, thường xuất hiện mưa ngắn và dông trong ngày.
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11: Mùa mưa trên đảo Phú Quý thường kéo dài, mưa nhiều liên tục không khí có độ ẩm cao. Nhiệt độ trung bình từ 25 - 30 độ.

Mùa đông diễn ra từ tháng 12 đến tháng 2: Mùa đông của đảo Phú Quý có thời tiết khá mát mẻ, nhiệt độ trong ngày từ 20-25 thích hợp cho những chuyến đi chơi, picnic

Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 5: Nhiệt độ trong ngày từ 25-30 độ thời tiết dễ chịu, ấm áp, khô ráo. Thường là thời điểm thích hợp nhất cho việc tham quan, khám phá đảo.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thời tiết có thể thay đổi vì vậy bạn cần xem dự báo thời tiết trước khi quyết định đi du lịch nhé.

Du lịch mùa nào đẹp nhất

dao-phu-quy-ivivu-7-1024x576.jpg
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch tại Đảo Phú Quý.

Thời điểm đẹp nhất để đi du lịch Đảo Phú là vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 6 dương lịch, đặc biệt là vào mùa hè từ tháng 4-6. Bởi thời điểm mùa hè là thời điểm có nắng vàng đẹp, sóng biển êm lặng, và là khoảng thời điểm khí hậu thuận lợi, giúp bạn có thể yên tâm tận hưởng khoảng thời gian du lịch một cách trọn vẹn nhất.

Di chuyển đến Phú Quý

Nếu như bạn xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc lựa chọn đi xe khách và tàu lửa. Nếu di chuyển bằng các phương tiện giao thông đường bộ, bạn có thể mất khoảng 4-5 tiếng để đến được các bến tàu tại Phan Thiết. Bạn có thể sử dụng Google Maps để tra hành trình đi của mình.

Vé tàu và xe khách xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh tới Phan Thiết giao động từ 170.000 – 400.000 VND tùy theo loại vé và loại phương tiện.

Nếu như địa điểm xuất phát của bạn là từ thủ đô Hà Nội, thì bạn có thể lựa chọn di chuyển đến Nha Trang bằng máy bay để đảm bảo an toàn và tiết kiệm thời gian. Tùy theo thời điểm mà giá vé máy bay có thể giao động từ 1.700.000 – 3.000.000 VND. Thời gian bay thông thường sẽ mất khoảng 1 - 2 tiếng.

di-chuyen-den-phu-quy.png

Sau khi đến được Phan Thiết, bạn hãy xuất phát từ bến tàu để ra đảo Phú Quý.
Địa chỉ bến tàu đi ra Đảo: số 535 Trần Hưng Đạo, Phan Thiết.
Địa chỉ bến tàu tại đảo Phú Quý: 11 Ngô Quyền, Xã Tam Thanh, Phú Quý, Bình Thuận.

Tại đây, bạn có thể lựa chọn tàu để ra đảo. Có rất nhiều loại tàu như Superdong: SPD I và SPD II, Phú Quý Express, Hưng Phát. Giá vé trung bình của các tàu này là khoảng 350.000 VND/lượt.

Di chuyển trên đảo Phú Quý bằng gì?

di-chuyen-tren-dao-dao-phu-quy.jpg
Di chuyển trên đảo Phú Quý bằng xe máy

Diện tích đảo Phú Quý chưa đầy 18km2. Vì vậy để khám phá hòn đảo xinh đẹp này bạn có thể nghĩ đến việc thuê xe máy. Bạn có thể thuê xe máy tại nhà nghỉ hoặc homestay nơi mình ở mà không cần quá nhiều thủ tục.
Giá thuê xe giao động từ: 100.000 - 150.000 tùy loại xe bạn chọn.

Lưu trú tại đảo

villa-bien-xanh-phu-quy-ivivu.jpg
Tại đảo có rất nhiều nơi lưu trú đẹp.

Là địa điểm du lịch hấp dẫn và lý tưởng, ở đảo Phú Quý có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ và homestay đẹp với giá cả phải chăng cho các bạn lựa chọn. Một số nơi nghỉ dưỡng có thể tham khảo như: La Min, Hướng Dương, Hải Long, Nam An, An Phú, homestay Cô Sang, LyTi Sea, Villa Biển Xanh, …

Những địa điểm thăm quan hấp dẫn

Hải đăng Phú Quý

ngon-hai-dang-phu-quy.jpg
Hải đăng Phú Quý.
hai-dang-phu-quy.jpg
hai-dang-phu-quy-2.jpg

Nằm trên độ cao 108m ở núi Cấm, Hải đăng Phú Quý được đưa vào hoạt động năm 1994. Ngọn Hải đăng có chức năng chỉ vị trí đảo Phú Quý hướng dẫn cho tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Phan Thiết và là một trong những cột mốc khẳng định quan trọng bảo vệ chủ quyền biển của nước ta.

Đền thờ công chúa Bàn Tranh

dao-phu-quy-ivivu-12.jpg
Đền thờ Công chúa Bàn Tranh. Ảnh: taucaotoc
den-tho-cong-chua-ban-tranh.jpg
den-tho-cong-chua-ban-tranh1.jpg

Đền thờ được người Chăm xây dựng từ cuối thế kỷ 15, được xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 2015. Theo lịch sử, Công chúa Bàn Tranh vốn là công chúa Diêm Thành, bị Vua cha đày đi biệt xứ do không chịu đi hòa thân. Bà quyết định ở lại đảo sau khi thuyền đưa bà đi đày trôi dạt vào đây.

Đền thờ Vạn An Thạnh

xuong-ca-ong-van-an-thanh-ivivu.jpg
Vạn An Thạnh là nơi có trưng bày bộ xương cá voi khổng lồ.
den-tho-van-an-thach-1.jpg

Theo tín ngưỡng tôn thờ của ngư dân vùng biển Việt Nam, Đền thờ là nơi thờ cá Ông (cá voi)
Được biết, tại Đền có trưng bày bộ xương của một con cá voi dài hơn 20m đã trôi dạt vào vùng đảo năm 1941.

Chùa Linh Quang

chua-linh-quang-phu-quy-ivivu-1.jpg
Chùa Linh Quang.
chua-linh-quang-1.png
chua-linh-quang.jpg

Đây là ngôi chùa đầu tiên trên đảo Phú Quý. Chùa được biết đến là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn với lối kiến trúc độc đáo khi ngôi chùa nằm giữa biển khơi. Khiến trúc ngôi tháp của chùa có 9 tầng, cao hơn 27m và mỗi tầng tháp dùng để thờ một tượng phật hoặc người dân trên đảo nên đây còn được biết đến là “Bảo tháp chùa Linh Quang”. Đặc biệt, bạn có thể ngắm nhìn được toàn cảnh đảo khi đứng tại tầng cao nhất của bảo tháp.

Cánh đồng quạt gió (Phong Điện khổng lồ)

canh-dong-quat-gio..jpg
canh-dong-quat-gio-1.jpg
quat-gio-khong-lo-phu-quy-1.png
Những chiếc quạt gió khổng lồ trên đảo Phú Quý nổi bật trên nền xanh ngắt của trời, của biển, của hàng dương, thu hút ngay mọi ánh nhìn khi du khách còn đang lênh đênh trên tàu cao tốc để đến đảo. 

Núi Cao Cát

doi-cao-cat.jpg
doi-cao-cat-3.jpg
doi-cao-cat-2.jpg
nui_cao_cat_dao_phu_quy_1.jpg
Ảnh: cher_pm

Đỉnh Cao Cát là một trong những ngọn núi cao nhất trên đảo, cao 106 m so với mặt nước biển và nằm ở phái Bắc của đảo . Tại đây có những vách đá hình dạng có rãnh ngang đều chằn chặn do cấu tạo phong hoá của gió và nham thạch để lại đặc biệt. Du khách đã ví nơi đây so với thung lũng trong công viên địa chất Grand Canyon, Mỹ.

Ăn gì ở đảo Phú Quý

Bánh căn Bà Tôn

banh-can-ba-ton.jpg
banh-can.jpg

Nhắc đến ẩm thực Phú Quý không thể không nhắc đến món bánh căn Bà Tôn, quán phục vụ chủ yếu hai loại bánh chính là bánh căn tôm và bánh căn thịt. Bánh căn ở đây luôn giữ được độ nóng giòn bởi khi có khách gọi thì quán mới đổ bột bánh vào khuôn đất. Bánh căn ở Phú Quý được ăn với nước súp và trứng gà nên sẽ chỉ có vị nhạt.

Bò nóng Hòa Thướng

bo-nong-hoa-thuong.jpg
bo-nong-hoa-thuong-1.jpg

Món bò nóng là một món đặc sản nổi tiếng tại Phú Quý, du khách thường được giới thiệu tới thưởng thức món này tại quán Hòa Thướng do nơi đây chế biến món này với hương vị rất đúng chuẩn.

Thịt bò tại đây rất tươi ngon, miếng thịt ngon ngọt, được nướng trên bếp than nhỏ và ăn ngay tại chỗ giúp cho hương vị dậy mùi, thơm ngon. Đến đây du khách có thể thưởng thức hai món nổi tiếng ở quán là bò nướng và bò nhúng giấm, thưởng thức những món này tại đây bạn sẽ thấy được hương vị khác biệt so với món ăn trên đất liền.

Hải sâm

hai-sam.jpg
canh-ga-hai-sam.jpg

Hải sâm được biết đến là một loại động vật biển rất quý hiếm vì giá trị dinh dưỡng của chúng rất cao, hải sâm có thể có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon như súp hải sâm, canh gà hầm hải sâm, hải sâm xốt dầu hào, …

Hải sâm cũng được nhiều người mua về để ngâm rượu uống.

Cần chuẩn bị gì khi đi đảo Phú Quý

Khi đi du lịch tới đảo Phú Quý, du khách nên lưu ý mang theo giấy tờ tùy thân để có thể sử dụng để mua vé tàu, thuê xe ngoài đảo.

Bên cạnh đó, du khách nên lưu ý mang theo những vât dụng cá nhân cần thiết như kem chống nắng, nước tẩy trang, kem chống côn trùng, …

Nếu bạn bị say tàu, say sóng biển thì có thể chuẩn bị thêm thuốc chống say để cơ thể không bị mệt mỏi do say tàu, đảm bảo được sức khỏe trong suốt cuộc hành trình.

Review chuyến đi đảo Phú Quý 3 ngày 2 đêm

Tổng chi phí: 2.800.000VNĐ

Xe Phương Trang đi từ TP. HCM ra Phan Thiết: Giá vé 280.000VNĐ/khứ hồi

Tàu Phú Quý Express đi từ Phan Thiết ra đảo Phú Quý: 800.000VNĐ/khứ hồi

Thuê xe máy trên đảo: 150.000VNĐ/ngày đối với xe ga

Nơi ở (homestay): 200.000VNĐ/đêm

Tour chèo sup và lặn ngắm san hô: 250.000VNĐ/người

Ăn uống: 1.200.000VNĐ/người

Ngày thứ 1
: Di chuyển từ Phan Thiết tới đảo Phú Quý, chiều tới thăm Hải đăng Phú Quý và Cánh đồng quạt gió để chụp ảnh check in. Buổi tối các bạn có thể tới thưởng thức các món ăn đặc sản ở đây như Bò nóng Hòa Thướng, Hải sâm, các loại hải sản, …

Ngày thứ 2:
Di chuyển tới dâng hương tại Đền thờ Công chúa Bàn Tranh, chùa Linh Quang và Đền thờ Vạn An Thạch. Đến chiều tối bạn có thể trở về tắm biển tại các bãi biển xinh đẹp tại đảo.

Ngày thứ 3: Du khách có thể tới thăm Núi Cao Cát và chụp ảnh checkin tại đây, sau đó buổi trưa có thể ghé chợ mua những món quà đặc sản về. Sau đó xuất phát từ đảo về lại đất liền.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Đảo Phú Quý: Điểm du lịch hấp dẫn hoang sơ, đầy quyến rũ
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.