– Tại Chương trình “Mekong Xanh” diễn ra vào chiều 22/11 , nhiều mô hình kinh tế ứng phó biến đổi khí hậu hiệu quả tại khu vực ĐBSCL đã được giới thiệu.
>>>Yên Phong (Bắc Ninh): Chính quyền Huyện “đùn đẩy” trách nhiệm
>>>Dự án nào sở hữu vị trí đẹp nhất trên bán đảo Quảng An?
Các đại biểu tham quan mô hình tiêu biểu được trưng bày tại hội thảo. (Ảnh: Báo điện tử Quân đội Nhân dân)
Chương trình “Mekong xanh” chính thức được triển khai từ tháng 1-2018 với nhiều hoạt động truyền thông và sự kiện, hoạt động xã hội mang tên “Cùng xây cuộc sống xanh”. Hoạt động nhằm tìm kiếm những mô hình chuyển đổi kinh tế trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như chọn ra được gần 30 mô hình hiệu quả, được các chuyên gia đánh giá cao. Ban tổ chức đã khảo sát, tham quan và chọn 17 mô hình để trao kinh phí hỗ trợ. Sau hơn 8 tháng thực hiện, chương trình Mekong Xanh đã giới thiệu 28 mô hình kinh tế ứng phó với biến đổi khí hậu đa dạng ở nhiều lĩnh vực như nông, lâm và thủy sản.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tham gia thảo luận xoay quanh việc triển khai Nghị quyết số 120, những khó khăn vướng mắc cũng như đề xuất các hướng tháo gỡ các nội dung chính sách nhanh chóng đi vào thực tế, hiệu quả. Chương trình đánh giá những hiệu quả của hàng chục mô hình kinh tế ứng phó với biến đổi khí hậu tại các tỉnh. Từ đó góp phần nhân rộng, nâng cao giá trị nông sản, phát triển bền vững.
Đáng chú ý là các mô hình như: trồng bưởi sạch ở Vĩnh Long để bán sang châu Âu; trồng thanh long đúng vụ và theo nhu cầu thị trường ở tỉnh Long An; mô hình giúp làm giàu từ trái bần ở Cù lao Dung, tỉnh Sóc Trăng; làm giàu từ cây sâm biển ở tỉnh Bến Tre hay chuyện kỹ sư Hồ Quang Cua kỳ công nghiên cứu các giống lúa dòng ST có tiếng gạo ngon thế giới…
Bích Thuần (t/h)