Đề phòng dịch bệnh trên lúa và hoa màu mùa mưa lũ

08/07/2017 02:59
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Do điều kiện thời tiết mưa ẩm kéo dài liên tục nên tình hình dịch bệnh gây hại có nguy cơ bộc phát. Rầy nâu – rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm gây hại trên mạ lúa mùa, lúa sạ.

Đề phòng dịch bệnh trên lúa và hoa màu mùa mưa lũ

Thông tin trên thanh niên, miền Trung thời tiết có thay đổi, nắng nóng dịu bớt với nhiệt độ cao nhất 33 – 36oC, những ngày đầu tuần sẽ có mưa giông, phía bắc đèo Hải Vân có nơi mưa khá lớn làm thời tiết mát hẳn. Vùng ven biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi, Bình Định nắng nóng chỉ còn vài tiếng giữa trưa, chiều tối có mưa rào và giông trong hai ngày đầu tuần, sau đó nắng tăng trở lại nhưng không quá gay gắt, thuận lợi hơn cho vụ mùa.
Vùng cao Tây nguyên mưa, gió mùa từ trưa đến tối nên độ ẩm cao trên 90%, sương mù bắt đầu xuất hiện nên sâu bệnh có xu hướng tăng và lan rộng. Đối với rau màu chú ý theo dõi đề phòng các bệnh do vi rút gây hại trên đậu đỗ, cà chua, khoai tây, cây hồ tiêu bệnh do tuyến trùng hại rễ, các vườn điều chú ý tiêu thoát nước, tạo điều kiện thông thoáng, đề phòng bọ xít muỗi và bệnh thán thư có khả năng gây hại trên diện rộng.
Nam bộ tiếp tục sáng nắng chiều mưa do gió mùa tây nam hoạt động với cường độ trung bình, trời mát dễ chịu. Trong tuần có lúc mưa vừa, mưa to và giông mạnh. Mưa to có thể gây ngập về chiều tối ở các đô thị lớn như TP.HCM, Biên Hòa, Cần Thơ. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên theo đợt triều cường giữa tháng 6 âm lịch, dự báo đến ngày 11/7 mực nước cao nhất tại Tân Châu 1,7 m; tại Châu Đốc 1,72 m, cao hơn cùng kỳ năm 2016.
Thời tiết chiều nào cũng có mưa, độ ẩm cao nên đêm về sáng có lúc xuất hiện sương mù khá nhiều làm tầm nhìn xa giảm xuống dưới 1 km, ảnh hưởng đến giao thông và cũng tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn phát triển gây hại, nhất là trên các diện tích lúa sạ dày, bón phân sớm, cần phun phòng trị bệnh đạo ôn lá.
Đối với những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa thu đông ở ĐBSCL cần tranh thủ làm vệ sinh tốt đồng ruộng, theo dõi rầy nâu vào đèn để xuống giống né rầy và hạn chế ngập úng, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đồng Tháp, Long An, An Giang, Hậu Giang. Đối với cây có múi (bưởi, cam, quýt, chanh) chú ý điều kiện mưa ẩm còn kéo dài có thể bộc phát bệnh vàng lá (greening) do nhiễm Tristeza làm rụng trái, cần thoát nước, thông thoáng gốc rễ để dễ theo dõi kiểm soát bệnh trong mùa mưa.
Chuyên gia Lê Thị Xuân Lan
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đề phòng dịch bệnh trên lúa và hoa màu mùa mưa lũ