Diễn đàn “Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2017”

H.Thu (t/h)|08/09/2017 23:15
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Toàn cảnh diễn đàn “Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2017”

(Moitruong.net.vn) – Để đáp ứng nhu cầu năng lượng của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, các đơn vị trong nước cần làm chủ công nghệ, tránh bị phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu. Sáng 8/9, tại Hà Nội diễn ra Diễn đàn “Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2017” do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng, để đáp ứng nhu cầu năng lượng của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, các đơn vị trong nước cần làm chủ công nghệ, tránh bị phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu.

“Chúng ta đã chuyển từ nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng và mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng, cung cầu năng lượng nói chung và cung cầu điện nói riêng đang đặt ra bài toán cần phải giải quyết,” ông Tùng nói.

Tại diễn đàn, các chuyên gia đều thống nhất, ưu tiên cho việc đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng mới, tái tạo là nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay đối với chiến lược phát triển và đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam.

Về tiềm năng kỹ thuật, điện gió ở Việt Nam có thể đạt công suất đến 26.700 MW; điện mặt trời là 339.600 MW. Mục tiêu đến năm 2020, năng lượng tái tạo sẽ chiếm 7% sản lượng điện toàn quốc, trong đó điện gió đạt 800 MW và điện mặt trời đạt 850 MW; đến 2030, năng lượng tái tạo sẽ đạt 10% sản lượng điện, điện gió đạt 6.000 MW và điện mặt trời là 12.000 MW. Tầm nhìn đến 2050, năng lượng tái tạo sẽ đạt 43% sản lượng điện toàn quốc.

Với vấn đề tiết kiệm năng lượng, ông Đỗ Mạnh Dũng – Phó Tổng Giám đốc Mảng Tự động hóa công nghiệp Schneider Electric Vietnam cho biết, theo các khảo sát chuyên môn, tin cậy, Việt Nam hiện nay có thể tiết kiệm được 30% năng lượng tiêu thụ hàng năm.

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của một số ngành cụ thể như sau: Công nghiệp xi măng 50%; Công nghiệp gốm 35%; Phát điện than 25%; Ngành dệt /may mặc 30%; Các tòa nhà thương mại 25%; Công nghiệp thép 20%; Nông nghiệp 50%; Chế biến thực phẩm 20%; Sử dụng nước 15%.

Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết, trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định đẩy mạnh nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị nhà máy thủy điện, nhiệt điện công suất trung bình và lớn; nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; nghiên cứu các giải pháp công nghệ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả trong các khâu sản xuất, truyền tải và tiêu thụ năng lượng.

H.Thu (t/h)

Bài liên quan
  • Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
    Biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bền vững trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Với chủ đề “Vật liệu cho Tương lai Bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture sẽ quy tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, nhằm mang tới những góc nhìn sâu sắc và trao đổi khoa học chất lượng cao về tương lai của vật liệu bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Diễn đàn “Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2017”
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.