Diện tích băng tuyết toàn cầu thu hẹp 87 nghìn km2/năm

Hạnh Trang|22/07/2021 00:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Các nhà nghiên cứu từ Đại học tổng hợp Lan Châu (Trung Quốc) đã ước tính tổng thể và định lượng những thay đổi đối với khu vực băng tuyết phía Đông bán cầu và toàn cầu do tác động của biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Earth’s Future cho thấy, khu vực băng tuyết toàn cầu thu hẹp trung bình khoảng 87.000 km2/năm trong giai đoạn 1979 – 2016 do hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Khu vực băng tuyết toàn cầu thu hẹp trung bình khoảng 87.000 km2/năm do Trái Đất nóng lên

Giáo sư Zhang Tingjun tại Đại học Khoa học Trái Đất và Môi trường thuộc Đại học tổng hợp Lan Châu cho biết nghiên cứu trên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá toàn bộ khu vực băng tuyết toàn cầu và đưa ra cách thức ước tính định lượng những thay đổi tổng thể của nó.

Về phần mình, tác giả chính của nghiên cứu trên, chuyên gia Peng Xiaoqing cho biết công trình nghiên cứu này cũng đi tiên phong trên thế giới trong việc đánh giá toàn bộ khu vực băng tuyết toàn cầu, nơi chứa gần 3/4 lượng nước ngọt trên Trái Đất và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống khí hậu của Trái Đất.

Ông Peng cho biết: “Đây là một trong những chỉ số khí hậu nhạy cảm nhất. Sự thay đổi của nó cho thấy sự đổi thay lớn trên toàn cầu, không chỉ là vấn đề khu vực”.

Các nhà nghiên cứu đã tính toán những thay đổi đối với khu vực băng tuyết phía Đông bán cầu và toàn cầu do biến đổi khí hậu gây ra, để tạo ra một tập dữ liệu về mức độ đóng băng toàn cầu.

Bộ dữ liệu sẽ giúp nghiên cứu sâu hơn về tác động của biến đổi khí hậu đối với diện tích băng tuyết toàn cầu, thậm chí đối với các hệ sinh thái, hoạt động trao đổi CO2 và các chu kỳ sống.

Hiện băng tan đang khiến nhiều vùng đất ven biển hoặc đảo có nguy cơ biến mất, cũng như giải phóng một số lượng virus nghìn năm bị chôn vùi trong lớp băng vĩnh cửu.

Hạnh Trang

Bài liên quan
  • Tác động của biến đổi khí hậu (Bài 4): Giải pháp nào giúp giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu?
    Moitruong.net.vn – Hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như nắng nóng kéo dài dẫn đến hạn hán, cháy rừng, tỉ lệ động vật tuyệt chủng tăng lên, băng tan khiến mực nước biển dâng cao, ô nhiễm không khí, bão bụi và sạt lở đất… Tất cả đều khiến trái đất dần bị hủy hoại và nhấn chìm. Do đó,  cần có những giải pháp ứng phó, khắc phục làm giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu để cứu lấy chính mình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Diện tích băng tuyết toàn cầu thu hẹp 87 nghìn km2/năm
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.