Đồng bằng sông Cửu Long: Đối diện với đợt xâm nhập mặn mới

An Hoài (T/h)|10/04/2020 10:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Hiện nay, ở khu vực ĐBSCL xâm nhập mặn đã tăng trở lại. Đợt xâm nhập mặn này kéo dài từ ngày 8 đến 15/4. Đỉnh điểm sẽ vào các ngày từ ngày 9 đến 13/4.

Ông Lương Minh Quyết, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết, ngay từ đầu đợt hạn mặn 2020 rút kinh nghiệm năm 2016, Sóc Trăng chỉ đạo sẽ nạo vét sâu hơn, rộng hơn, biến các con kênh cấp 3 thành cấp 2, cấp 2 thành cấp 1 và nạo sâu các con kênh tạo nguồn. Bên cạnh đó vận động bà con trong vùng mỗi hộ dành ra một khoảng đất để làm ao tích trữ nước để cấp cứu trong đợt xâm nhập mặn này. Từ đó có thể nói vụ đông xuân này cơ bản vùng này chủ động được.

“Còn riêng đối với vùng ven Kế Sách, đây là vùng hở, vùng này hiện nay xử lý tương đối khó. Chúng tôi đã khuyến cáo bà con tích cực trữ nước ngọt, theo dõi chặt diễn biến mặn, bằng mọi giá không được lấy nước trên 1/oo để tưới cho cây trái. Đối với vùng này chúng tôi đã kiến nghị với Trung ương sẽ làm 7 cống ngăn mặn ở tuyến Nam Sông Hậu để khép kín tuyến này vì nếu không khép kín tuyến này bà con sẽ gặp nhiều khó khăn”- ông Quyết cho biết.

Công trình ngăn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Thông tin về đợt xâm nhập mặn tới cũng được Hậu Giang nắm và chỉ đạo cho các địa phương có biện pháp ứng phó. Giám đốc Sở NNPTNT Hậu Giang Trần Chí Hùng cho biết: Kế hoạch phòng chống hạn mặn của địa phương từ đầu vụ đến nay tiếp tục được duy trì, các cống đập vẫn đang được đóng kín.

Đối với việc ứng phó với đợt xâm nhập mặn mới này, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương có nguy cơ xâm nhập mặn cao như xã Lương Tâm, Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viên A của huyện Long Mỹ, ở TP Vị Thanh chủ yếu là vùng trồng khóm như Hoả Tiến, Tân Tiến cần chậm xuống giống, chờ khi nước ngọt đầy đủ mới được xuống giống. Dự kiến vụ hè thu này Hậu Giang sẽ gieo xạ khoảng 76.000 ha, đến thời điểm này Hậu Giang đã giẹo xạ được khoảng 1/2 với trên 35.000 ha.

An Hoài (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đồng bằng sông Cửu Long: Đối diện với đợt xâm nhập mặn mới