Theo đó, UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu, đối với các bãi rác tạm theo lộ trình đóng cửa, cần tăng cường gia cố đê bao xung quanh, thường xuyên phun xịt chế phẩm vi sinh xử lý mùi, côn trùng; bố trí đường thoát nước mưa, nước thải; san ủi, tích đống rác tồn đọng; che phủ bạt để hạn chế nước mưa và mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Bên cạnh đó, bố trí dãy cây xanh cách ly xung quanh khu xử lý, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nhằm giảm thiểu mùi hôi phát sinh. Đồng thời, tạo cảnh quan môi trường góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh khu vực.
Bố trí lượng tiếp nhận, xử lý phản ánh thông tin kịp thời của người dân, chủ động ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường nhanh chóng, hiệu quả khi có sự cố xảy ra.., yêu cầu các đơn vị vận hành, khai thác cái khu xử lý, bãi rác thải trên địa bàn tăng cường công tác hoạt động, quản lý chất thải tại địa phương quản lý.
Các đơn vị thu gom, vận chuyển, vận hành các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tăng cường phương tiện, trang thiết bị, nhân sự để tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt về khu xử lý trên địa bàn, hạn chế ùn ứ, tích đống chất thải sinh hoạt tại các khu vực công cộng...
UBND tỉnh đồng tháp giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, trường hợp có phát sinh các vấn đề vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.