EU đạt bước tiến đáng kể trong việc giảm khí thải nhà kính

Hoàng Thơ |02/11/2024 08:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Những tín hiệu đáng khích lệ trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính đang củng cố niềm tin về khả năng EU đạt được mục tiêu giảm ít nhất 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030.

Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu khi lượng khí thải nhà kính giảm 8% trong năm 2023. Đây là mức giảm hằng năm lớn nhất trong nhiều thập kỷ, ngoại trừ năm 2020 với các hạn chế được áp dụng trong đại dịch Covid-19.

Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) công bố ngày 31/10/2024, lượng khí thải nhà kính năm 2023 đã thấp hơn 37% so với những năm 90 của thế kỷ trước.

khi-nha-kinh.jpg
EU đạt bước tiến đáng kể trong việc giảm khí thải nhà kính

Tín hiệu đáng khích lệ trong những nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính đang củng cố niềm tin về khả năng EU đạt được mục tiêu giảm ít nhất 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030, phần lớn được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo. Trung bình từ nay đến năm 2030, EU cần giảm phát thải 134 triệu tấn CO2.

Báo cáo cũng đề cập đến những tiến bộ đạt được trong việc thích ứng và xây dựng khả năng phục hồi trước những tác động ngày càng gia tăng của khủng hoảng khí hậu, đồng thời chỉ ra những trở ngại đáng kể trong việc phụ hồi khí hậu tại EU vào năm 2050.

Đánh giá rủi ro khí hậu châu Âu (ECRA) đầu tiên được công bố trong năm nay đã xác định những rủi ro lớn cần ứng phó khẩn cấp. Trên cơ sở này, báo cáo kêu gọi xem xét mức độ rủi ro khí hậu khi thiết lập các chính sách ưu tiên và triển khai những nguồn lực khan hiếm. Điều này đòi hỏi sự chung tay hành động của nhiều lĩnh vực như môi trường xây dựng, năng lượng, y tế, nước, hệ thống lương thực, nền kinh tế và tài chính.

Dù báo cáo cho thấy, năng lực thích ứng đang dần được cải thiện ở EU nhưng các quốc gia thành viên vẫn phải nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy các phương pháp tiếp cận, cũng như việc hợp tác với khu vực tư nhân.

EU cũng cần phải duy trì các khoản đầu tư để đạt được mục tiêu giảm 90% lượng khí thải nhà kính vào năm 2024 và bảo đảm quá trình chuyển đổi thuận lợi sang nền kinh tế không phát thải ròng. Trong giai đoạn từ năm 2031 đến 2050, nguồn tài chính công và tư dành cho các hệ thống năng lượng cần tăng lên khoảng 3,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mỗi năm. Điều này đồng nghĩa với khoản đầu tư bổ sung tương đương 1,5% GDP mỗi năm so với mức đầu tư tương đối thấp ở giai đoạn 2011-2020.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
EU đạt bước tiến đáng kể trong việc giảm khí thải nhà kính
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.