EU ưu tiên sản xuất công nghệ xanh

Hồng Trang|30/05/2024 09:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Các chính phủ thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua luật mới nhằm đảm bảo sản xuất 40% tấm pin mặt trời, tua-bin gió, máy bơm nhiệt và các thiết bị công nghệ sạch khác.

Ngày 27/5 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) thông qua đạo luật nhằm đảm bảo sản xuất 40% tấm pin mặt trời, tua bin gió, máy bơm nhiệt và các thiết bị công nghệ sạch khác.

Đạo luật công nghiệp Net - Zero (NZIA) (phát thải ròng bằng 0) sẽ có hiệu lực vào tháng 6 hoặc đầu tháng 7 năm nay sau khi được các chủ tịch Nghị viện và Hội đồng châu Âu ký và công bố trên tạp chí chính thức của EU.

Thực tế, châu Âu đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc - quốc gia có thể chiếm 80% năng lực sản xuất toàn cầu về năng lượng mặt trời.

Mới đây, EU tiến hành điều tra có hay không việc bán phá giá hàng loạt hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bao gồm tua bin quang năng nhằm bảo vệ các công ty nội khối.

cong-nghe-xanh.jpg
Lắp đặt pin năng lượng mặt trời tại châu Âu. Ảnh: AP

Bên cạnh đó, EU lo ngại khoản trợ cấp xanh trị giá 369 tỷ USD trong đạo luật giảm lạm phát của Mỹ nhắm vào các sản phẩm do Bắc Mỹ sản xuất sẽ lôi kéo các nhà sản xuất châu Âu chuyển đến.

EU hướng tới sản xuất 40% sản phẩm cần thiết để giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2030 gồm pin, bộ lưu trữ năng lượng, năng lượng gió và hydro tái tạo và các công nghệ khử các bon khác như thu giữ các bon.

Ngoài ra, EU đặt mục tiêu đạt 15% sản lượng toàn cầu về các công nghệ sạch vào năm 2040.

Đạo luật cũng đề xuất hợp lý hóa việc cấp giấy phép cho các dự án thúc đẩy sản xuất công nghệ xanh của EU trong vòng 6 đến 9 tháng để thu hút đầu tư.

Các cơ quan công quyền mua các sản phẩm công nghệ sạch phải đưa ra lựa chọn không chỉ dựa trên giá cả mà còn phải dựa vào 30% trọng số đối với tính bền vững và khả năng phục hồi nhanh của sản phẩm.

Bà Ursula von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết: “Nhu cầu công nghệ sạch đang tăng lên ở châu Âu và trên toàn cầu. Chúng tôi hiện trang bị để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu này với nguồn cung từ châu Âu”.

Đạo luật còn có chính sách đầu tư vào giáo dục, thành lập các học viện công nghiệp phát thải ròng bằng 0, hướng tới đào tạo 100 nghìn lao động trong vòng 3 năm và hỗ trợ sự công nhận lẫn nhau trong nội khối về trình độ chuyên môn.

Tuy nhiên, EU thừa nhận việc đạt được mục tiêu sẽ đặc biệt khó khăn trong lĩnh vực năng lượng mặt trời do các nhà sản xuất EU cung cấp ít hơn 3% lượng pin triển khai ở EU. Lĩnh vực năng lượng gió của EU mạnh hơn rất nhiều dù các công ty Trung Quốc đang có được chỗ đứng.

Đạo luật NZIA là một phần trong kế hoạch công nghiệp xanh thỏa thuận xanh của EU nhằm biến châu Âu thành “ngôi nhà của công nghệ sạch”. Đạo luật góp phần đạt được mục tiêu khí hậu mới nhất của EU, giảm 90% lượng khí thải CO2 vào năm 2040.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
EU ưu tiên sản xuất công nghệ xanh