GEF 6 mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu

Theo Monre|26/06/2018 07:20
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Đó là thông tin được Thứ trưởng Lê Công Thành – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra trong buổi kiểm tra các hoạt động đón tiếp và chuẩn bị trong thời gian sự kiện tổ chức Kỳ họp lần thứ sáu Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF6) ngày 26/6.

>>>Chủ tịch GEF: Sẽ hỗ trợ các quốc gia bảo vệ nguồn vốn tự nhiên, hệ sinh thái và đại dương

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành trao đổi với phóng viên báo chí

Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết: Việt Nam đăng cai chủ trì tổ chức Kỳ họp lần thứ sáu Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF6), thể hiện sự tích của của Việt Nam trong việc tham gia các vấn đề toàn cầu như bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông qua Kỳ họp này, Việt Nam thúc đẩy các mối quan hệ song phương, đa phương để tìm kiếm các cơ hội, các mối quan hệ hợp tác; tiếp nhận các hỗ trợ, tăng cường năng lực, tài chính trong các vấn đề bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đối với công tác chuẩn bị và tham gia của Việt Nam lần này tại GEF6, Thứ trưởng Lê Công Thành cho hay: Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành và UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện công tác chuẩn bị chu đáo, trọng thị trong công tác nội dung, hậu cần, khánh tiết, y tế đảm bảo anh ninh, an toàn để bảo đảm Kỳ họp diễn ra thành công.

Thứ trưởng nhấn mạnh: “Hội nghị lần này có sự tham dự và phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại lễ khai mạc Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ Việt Nam với các vấn đề cấp thiết toàn cầu như bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”. Bên cạnh đó, các đại biểu Việt Nam tham dự Kỳ họp ngay từ những ngày đầu tiên và tham gia vào các cuộc họp kỹ thuật, hội nghị bàn tròn cấp cao. Đặc biệt, trong những ngày tới, Việt Nam sẽ tổ chức 3 sự kiện quan trọng đưa ra các sáng kiến của Việt Nam tại 03 Hội nghị bên lề (Side Events) với chủ đề về Rác thải nhựa trên biển, Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch bền vững; Thành tựu và định hướng hợp tác Việt Nam – GEF: Hợp tác cho mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Thứ trưởng Lê Công Thành ra sân bay tiếp đón các đại biểu quốc tế

Trả lời về sự kỳ vọng của Việt Nam thông qua Kỳ đại hội GEF6, Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết: Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế ấn tượng, nên những vấn đề về môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đều rất quan trọng với Việt Nam. Kỳ họp lần thứ sáu Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần này, vai trò và vị thế của Việt Nam sẽ được nâng tầm và bạn bè quốc tế sẽ hiểu rõ hơn về đất nước Việt Nam đang phát triển như thế nào. Vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được Chính phủ quan tâm ra sao. Và cũng từ GEF6, Việt Nam sẽ có thêm các cuộc tiếp xúc song phương, đa phương để tìm kiếm các mối quan hệ cũng như tăng cường năng lực cho những vấn đề bảo vệ môi trường và ứng phó với Biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Lê Công Thành cũng chia sẻ, Việt Nam được xem là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất do biến đổi khí hậu toàn cầu. Do vậy, vấn đề quy hoạch không gian cũng có ý nghĩa quan trọng để phát triển bền vững. “Chúng ta có những bài học của các nước phát triển đi trước trong đó việc quy hoạch phù hợp với đa dạng sinh học hay quy hoạch có tính chất liên vùng, đó là một yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững. Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long chịu sự tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết số 120/NQ-CP để bảo vệ và phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, tư duy về quy hoạch không gian phù hợp với các quy hoạch các vùng sinh thái là một định hướng bảo đảm phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng chịu sự tác động nhiều của biến đổi khí hậu.” – Thứ trưởng Lê Công Thành nói.

Với các sự kiện đang diễn ra tại GEF, theo Ban tổ chức, ngày 26/6, tại GEF6 sẽ diễn ra 4 sự kiện bên lề do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam chủ trì, bao gồm: Chương trình chung tay bảo vệ đại dương; Quản lý rác thải nhựa đại dương; Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch bền vững; Thành tựu và định hướng hợp tác Việt Nam – GEF: Hợp tác cho mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Theo Monre

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
GEF 6 mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.