– Tình trạng khô hạn diễn ra tại Gia Lai trong những ngày qua không chỉ gây khó khăn cho sản xuất, tăng chi phí đầu tư mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng cà phê cuối vụ.
>>>Cà Mau tập trung xây dựng các công trình phòng, chống xói lở
>>>BĐBP Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ
Khô hạn kéo dài khiến nhiều ha cà phê bị héo
Cụ thể, tỉnh Gia Lai có hơn 93.000 ha cà phê, trong đó, khoảng 80.000 ha trong giai đoạn kinh doanh. Lúc này, người trồng cà phê tại Gia Lai mới bước vào đợt tưới nước thứ 2 nhưng tình trạng khô hạn đang xảy ra tại nhiều địa phương có ít công trình thuỷ lợi như Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Sê, Chư Pưh và Đức Cơ, gây thiệt hại cho bà con nông dân.
Theo Thạc sĩ Mai Minh Tuấn, Trưởng phòng Kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai, tình trạng khô hạn năm nay sẽ nghiêm trọng hơn các năm, mùa khô 2019 còn rất dài. Nỗ lực khoan, đào giếng để tưới sẽ khó giải quyết được vấn đề. Để giảm thiểu ảnh hưởng của khô hạn, các chủ vườn cần sử dụng những biện pháp tưới nước tiết kiệm kết hợp tăng cường giữ ẩm cho đất sau khi tưới.
Ông Tuấn cũng cho hay, giải pháp tối ưu nhất là tăng cường độ ẩm cho đất. Ví dụ, sau khi tưới nước, người dân cần tủ gốc cà phê, trồng cây che bóng, chắn gió. Mục đích của những việc này là hạn chế tác động của ánh nắng mặt trời trực tiếp xuống vườn cà phê, hạn chế thoát hơi nước.
Ngoài ra, hiện nay, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng đã có quy trình về lắp hệ thống tưới tiết kiệm, giúp cho lượng nước tưới ít hơn, nhưng số lần tưới nhiều lên, cây cà phê cũng sẽ được cung cấp nước cũng đều đặn hơn.
Phương Thảo (t/h)