Gìn giữ môi trường ở chốn thiêng

Ngọc Ánh|11/03/2024 09:18
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo ước tính, mỗi năm người Việt đốt gần 60.000 tấn vàng mã, tương ứng với đó là gần 5.800 tỷ đồng hóa thành tro bụi. Điều này không chỉ lãng phí mà còn gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn trong phòng cháy chữa cháy. Đáng nói, phong tục đốt vàng mã cũng không có trong văn hóa Phật giáo, bởi vậy mà nhiều nhà chùa đã nói không với việc đốt vàng mã.

VIDEO: Gìn giữ môi trường ở chốn thiêng

Theo ghi nhận của PV, chiếc lư hương đồng hóa vàng mã nằm trong góc chùa Yên Phú, huyện Thanh Trì, Hà Nội nhiều năm nay không còn cảnh nghi ngút khói, chỉ còn lại tàn tro. Bởi điều đầu tiên trong nội quy của chùa là không mang vàng mã vào chùa. Vì vậy, những người tới lễ chùa cũng đã quen với điều này và cảm thấy bình an, thư thái hơn.

W_chua-1-.jpg
Chiếc lư hương đồng hóa vàng mã đã lâu chưa được sử dụng
W_chua-4-.jpg
Chùa có nội quy không mang vàng mã vào chùa

Chị Phạm Thị Thủy - Huyện Thường Tín, TP. Hà Nội chia sẻ: “Vàng mã thứ nhất là gây lãng phí về kinh tế, những tờ tiền in màu sắc như thế, mất bao nhiêu tiền, xong mình đốt mình hóa đi thì rất là lãng phí. Tiền đấy nếu như mình có lòng thành dâng lên Phật, dâng lên tổ tiên thì mình có thể làm công đức, điều đó còn thiết thực hơn”.

“Người ta bảo là Phật ở trong tâm. Mình có tâm thì Phật ở đâu cũng được chứ không nhất thiết là phải dâng vàng mã, đốt hương khói, đến lúc bụi mù mịt lên. Như nhiều chùa dân vào lễ đông lại thi nhau tìm chỗ đốt vàng mã, thứ nhất là khói, thứ hai là bụi và cũng có nguy cơ gây ra hỏa hoạn” - Chị Nguyễn Thị Hường - Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội cho hay

Nhiều năm nay, tại chùa Phổ Linh (xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) không chỉ quy định không đốt vàng mã mà ngay cả việc thắp hương, nhà chùa cũng chọn hương vòng không khói và thắp đại diện trong nội tự. Cảnh quan chùa luôn được giữ gìn sạch sẽ, thanh tịnh, nhiều cây xanh được trồng và chăm sóc.

W_chua-2-.jpg
Chùa Phổ Linh - Xã Kim Phú, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang
W_chua-5-.jpg
Nhiều ngôi chùa quy định không đốt vàng mã
W_chua-3-.jpg
Cảnh quan chùa được giữ gìn sạch sẽ, thanh tịnh, nhiều cây xanh được trồng và chăm sóc

Thượng tọa Thích Thanh Phúc - Phó Trưởng Ban thường trực, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Tuyên Quang chia sẻ: “Hạn chế việc đốt vàng mã và dẫn tiến đến không như chùa Phổ Linh và Anh Vinh đã nói không với đốt vàng mã… đốt vàng mã và rác thải nhựa tuyên truyền đến tận cấp cơ sở và đề nghị phổ biến các chùa phối hợp cấp ủy chính quyền đạt hiệu quả, hiệu ứng tốt nhất…”

Một bầu không khí bình an và thư thái, để xây dựng cho mỗi người dân khi tới chùa một chính tín, không mê tín dị đoan, để ai cũng hiểu đúng rằng Phật là chỗ dựa tinh thần, nhưng Phật không ban phát những thứ mà mọi người mong cầu.

Hòa thượng Thích Thọ Lạc - Trưởng ban Văn hóa, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ: “Chúng ta không nên ngăn cản ước nguyện cao quý của người ta nhưng mà trong đạo Phật dạy là tu mới chuyển được nghiệp. Anh phải hướng thiện, phải làm nhiều điều thiện thì mới chuyển được nghiệp, mới được tăng phúc. Mà anh có được tăng phúc thì mới có được những lợi thế là sức khỏe, là phúc phần. Người ta nói rằng có phúc có phần, có đức mặc sức mà ăn mà. Cho nên mình xây dựng cho mình có cái thiện, cái đức, cái phúc rồi thì từ đó nó lại sinh ra sức khỏe, sinh ra mọi thứ tốt đẹp với mình. Cũng do mình tu mình mới chuyển được nghiệp, nhân nào quả đó. Tinh thần của đạo Phật nó là như vậy”.

W_chua-6-.jpg
Hạn chế đốt vàng mã và thắp nhang góp phần bảo vệ môi trường ở chốn đền, chùa

Bình an vốn không nằm ở việc đốt vàng mã nhiều hay ít, mà nằm trong tâm ở mỗi người. Hạn chế đốt vàng mã và thắp nhang đã góp phần bảo vệ môi trường ở chốn thiêng và hướng người dân, phật tử theo chiều hướng tích cực hơn.

Bài liên quan
  • Rác thải từ tấm Pin năng lượng mặt trời chứa nhiều hóa chất độc hại
    Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), thế giới có thể chứa 78 triệu tấn rác từ các tấm pin mặt trời vào năm 2050. Điều này đặt ra một loạt thách thức về quản lý rác thải và tác động môi trường khi mà các tấm pin năng lượng mặt trời thường chứa các chất hóa học độc hại cũng như các kim loại nặng khác.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Gìn giữ môi trường ở chốn thiêng
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.