[Góc nhìn tuần qua] Khi hòm công đức “bủa vây” đền chùa

Ban biên tập Moitruong.net.vn|02/03/2024 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Quản lý tiền công đức là một vấn đề thường gây nhiều tranh cãi bởi tính nhạy cảm và phức tạp. Tiền công đức do người dân tự nguyện đóng góp. Phương thức thể hiện lòng thành này cũng là nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt.

VIDEO: [Góc nhìn tuần qua] Khi hòm công đức “bủa vây” đền chùa

Ông bà ta có câu “tháng Giêng là tháng ăn chơi” - du xuân, tham gia lễ hội tháng Giêng là truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc. Sau Tết là thời điểm rộn ràng các mùa lễ hội hoặc là vãn cảnh du xuân, hoặc là đi chùa thắp hương. Và việc công đức khi đi lễ chùa hay tới các cơ sở thờ tự, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng là một thói quen từ xưa của người dân Việt. Đây là một khoản đóng góp tự nguyện hay như người dân vẫn nói là tùy tâm. Hiện nay, khi tới đền, chùa, phủ nào cũng thấy hòm công đức “phong tỏa” khắp nơi. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là không biết những đồng tiền công đức sẽ “trôi nổi” đi đâu? Ai là người kiểm soát? Câu hỏi này đã tồn tại từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng?

Sở dĩ việc quản lý tiền công đức theo cách hiện hành dễ phát sinh bất cập là bởi từ trước tới nay, hoạt động tài trợ cho lễ hội, di tích thường chủ yếu được nhìn nhận ở khía cạnh văn hóa tinh thần. Tuy nhiên những năm gần đây, khi nguồn tiền công đức ngày càng lớn thì việc chúng ta có những quy định mới ở góc độ tài chính được cho là phù hợp.

Khoản tiền công đức trên khắp cả nước rất lớn. Đó cũng là đồng tiền xuất phát từ mồ hôi công sức của người dân làm ra và thành tâm công đức. Việc quản lý tiền công đức như thế nào và vai trò của Nhà nước trong việc quản lý đến đâu cần phải cân nhắc. Mục tiêu cuối cùng là không để đồng tiền do người dân công đức bị thất thoát và chi sai mục đích, nhất là “chui” vào túi cá nhân. Với tiền công đức "của một đồng, công một nén", khi người dân đã tin tưởng mà trao lòng thành thì nơi tiếp nhận cũng phải xây dựng chữ tín. Tiền công đức không ai kiểm toán, việc sử dụng đúng sai trông chờ hết vào tinh thần tự kiểm điểm của mỗi người, mỗi đơn vị liên quan.

Bài liên quan
  • [Góc nhìn tuần qua]: Tảo hôn vùng cao và những hệ lụy
    Theo thống kê, tỷ lệ tảo hôn ở vùng miền núi phía Bắc cao hơn so với các vùng khác trong cả nước với 10 em trai trong độ tuổi từ 10 – 17 tuổi tỷ lệ lấy vợ là 10% trong khi cũng trong độ tuổi ấy, tỷ lệ em gái có chồng là 20% ( cứ 5 em gái thì 1 em đã có chồng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
[Góc nhìn tuần qua] Khi hòm công đức “bủa vây” đền chùa
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.