Gỗ bạch đàn là gì?
Gỗ bạch đàn là loại gỗ được dùng quen thuộc nhất ở Việt Nam, loại cây này có xuất xứ từ Úc, người dân mang về trồng ở nước ta vào 1950. Ngày nay, loại cây này được trồng ở nhiều nơi và nó được ứng dụng rất nhiều trong đời sống có thể kể đến như: làm thuốc, làm cột nhà, làm ván, làm giấy,… ngoài ra loại gỗ này còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Đặc điểm cấu tạo của gỗ bạch đàn
Ngày nay, gỗ bạch đàn được ứng dụng nhiều bởi thân cây gỗ này khá cao lớn mà thân lại tròn nên chất gỗ rất tốt. Bên cạnh đó, cây còn có những đặc điểm sau:
Cây bạch đàn là cây gỗ lớn, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng.
Hoa của gỗ bạch đàn mọc ở nách lá. Quả hình chén, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu. Hoa có cuống ngắn, nhỏ hình chóp trụ. Bên trong nhụy có chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu và khi rụng xuống đất sẽ nảy mầm thành cây con.
Lá cây hình mũi dáo hay hình lưỡi liềm, cuống ngắn và hơi vặn, phiến lá dài và hẹp (ở loài E.exserta) giòn và rộng hơn (ở loài E. camaldulensis), rộng 1–5cm, dài 8–18cm.
Lá cây có màu xanh và có hình lưỡi liềm. Chiếc lá nhỏ nhưng chứa một hàm lượng Eucalyptone lớn và để sản xuất dầu Khuynh Diệp.
Hai mặt lá đều có màu xanh ve ít vàng nhạt, có nhiều chấm nhỏ màu vàng. Trong lá có chứa tinh dầu, khi đưa ra sáng bạn thấy rõ.
Gân cấp hai tỏa ra từ gân giữa và gặp nhau ở mép lá. Khi vò lá có mùi thơm mạnh đặc biệt, mùi dịu hơn ở loài E. camaldulensis. Vị thơm nóng, hơi đắng chát, sau có cảm giác mát, dễ chịu.
Loại gỗ bạch đàn này rất dễ trồng, bởi nó có thể thích nghi với những nơi đất nghèo dinh dưỡng, hơn nữa cây này lớn nhanh chóng. Chỉ tầm 5 – 7 năm thì có thể khai thác được.
Bạn nên trồng loại cây này thành rừng vì nếu trồng riêng lẻ sẽ hút hết chất dinh dưỡng và làm đất trở nên khô cằn hơn.
Đối với trường hợp bạn trồng cây bạch đàn lấy gỗ thì nên trồng với keo lá tràm hoặc keo tai,.. để chúng bổ sung chất dinh dưỡng cho nhau.
Các loại gỗ bạch đàn
Theo nghiên cứu, hiện tại trên thế giới có trên 700 loại gỗ bạch đàn và nước ta có 10 loại. Và các loại đó như sau:
Bạch đàn đỏ: Đây là loại thích nghi với vùng đồng bằng. Tên khoa học là Eucalyptus Camaldulensis.
Bạch đàn trắng: Tăng trưởng tốt khi được trồng ở vùng biển. Cây có tên khoa học là Eu.Alba.
Bạch đàn lá nhỏ: Cây phân bố nhiều ở vùng Thừa Thiên huế. Tên khoa học của cây là Eu.Tereticornis.
Bạch đàn liễu: Tên khoa học là Eu.Exserta và phân bố chủ yếu ở vùng cao miền Bắc Việt Nam.
Bạch đàn chanh: Thích hợp trồng ở những vùng thấp, lá tinh dầu sả rất dễ chịu. Tên khoa học của loại cây này là Eu.Citriodora.
Bạch đàn lá bầu: Ở vùng cao nguyên, loài cây này phân bố rất nhiều. Tên khoa học của nó là Eu.Globules.
Bạch đàn to: Phù hợp trồng ở vùng đất phù sa. Cây có tên khoa học là Eu.Grandis.
Bạch đàn ướt: Trên vùng cao nguyên Đà Lạt, loài cây này rải rác rất nhiều. Tên khoa học của nó là Eu.Saligna.
Bạch đàn mai đen: Thích hợp với vị trí, khí hậu của vùng Lâm Đồng. Cây có tên khoa học là Eu.Maidenii.
Cách phân biệt gỗ bạch đàn
Ở nước ta, gỗ bạch đàn thường được khai thác khi cây đạt độ tuổi từ 5 đến 7 năm. Khi đó, loại gỗ này sẽ được sử dụng trong xây dựng và làm bột giấy, ván sàn. Các chuyên gia nhận định rằng, loại gỗ này khá mềm và kém chất lượng nên không dùng làm đồ gia dụng.
Tuy nhiên, ở nước Úc người ta thường để cây có độ tuổi từ 70 – 80 năm. Khi đó, chất liệu gỗ chất lượng ứng dụng được trong hầu hết các lĩnh vực. Vì vậy, bạn có nhu cầu cần mua gỗ bạch đàn tròn, làm nhà gỗ bạch đàn xoắn… đều có thể được.
Phân loại nhóm
Trong bảng phân nhóm gỗ của Việt Nam, gỗ bạch đằng được xếp vào nhóm gỗ IA. Tuy nhóm gỗ này không có màu sắc, vân gỗ đẹp, hương thơm dễ chịu nhưng ứng dụng nhiều, thời gian khai thác ngắn nên giá trị kinh tế cao.
Các loại gỗ trong nhóm IA thường được dùng trong xây dựng, làm giấy… và nếu độ cứng đạt “chuẩn” có thể dùng làm đồ nội thất. Nói chung, gỗ càng tốt khi cây có độ tuổi càng cao nên bạn cứ an tâm lựa chọn sử dụng.