Góc nhìn tuần qua: An toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết – Trách nhiệm chung của mỗi người

Ban Biên tập Moitruong.net.vn|25/01/2025 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Tết Nguyên đán là thời điểm tiêu thụ thực phẩm tăng cao, kéo theo nguy cơ tiềm ẩn về mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo mọi nhà đón Tết an toàn, các cơ quan chức năng trên cả nước đã, đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, từ bình ổn thị trường, kiểm soát chất lượng thực phẩm đến nâng cao nhận thức của người tiêu dùng.

[Góc nhìn tuần qua]: An toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết – Trách nhiệm chung của mỗi người

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý mà còn cần sự chung tay của toàn xã hội để xây dựng một cái Tết trọn vẹn niềm vui cho mọi nhà.

Để đảm bảo cung ứng đủ nguồn hàng hóa cho Nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện gửi bộ trưởng các bộ, cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước; thúc đẩy sản xuất, bảo đảm cung ứng đầy đủ nhu cầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn cung, nhất là đối với các hàng hóa thiết yếu; hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tìm kiếm hệ thống phân phối, mở rộng thị phần thông qua các Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, hội chợ triển lãm trong nước …

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động sản xuất theo hướng xanh, sạch, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; chỉ đạo các địa phương tập trung sản xuất theo kế hoạch nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa nông sản, thực phẩm phục vụ nhu cầu người dân dịp Tết Nguyên đán và có kế hoạch sản xuất năm 2025 phù hợp với nhu cầu, diễn biến của thị trường, hạn chế các tác động đến giá cả tại thị trường trong nước…

Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP đã lập 5 đoàn kiểm tra cấp trung ương tiến hành kiểm tra ATTP tại 10 tỉnh, thành phố.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo cần lựa chọn sản phẩm tươi sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chọn các điểm mua sắm đảm bảo; không nên mua nhiều thực phẩm vượt quá sức chứa của tủ lạnh và để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.

Những năm gần đây, hoạt động mua bán đồ ăn, thực phẩm chế biến sẵn trên những nền tảng xã hội như Facebook, Zalo trở nên phổ biến, và đặc biệt nhộn nhịp trong những dịp Tết đến Xuân về. Theo các chuyên gia, để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thực phẩm nên hạn chế mua thức ăn sẵn tại các bếp ăn gia đình, nếu thực sự cần thiết thì phải hỏi rõ nguồn gốc, địa chỉ người bán.

Để có một cái Tết an toàn, vui tươi, hạnh phúc, người tiêu dùng hãy lựa chọn những thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chia sẻ kinh nghiệm chọn mua và sử dụng thực phẩm sạch, cũng như cảnh báo các nguy cơ từ thực phẩm kém chất lượng với người xung quanh. Đặc biệt, các bậc phụ huynh nên giáo dục con em mình về tầm quan trọng của việc chọn lựa thực phẩm an toàn ngay từ nhỏ. Đây không chỉ là cách bảo vệ sức khỏe cho thế hệ hiện tại mà còn xây dựng thói quen tiêu dùng bền vững cho tương lai.

Bài liên quan
  • [Góc nhìn tuần qua]: Đến Tết lại lo… ngộ độc rượu
    Thời điểm cận kề Tết Nguyên đán cũng là dịp các buổi liên hoan, tiệc tùng, tụ tập bạn bè, anh em, đồng nghiệp diễn ra kéo theo đó là nhu cầu tiêu thụ rượu, bia tăng mạnh. Hệ lụy là số người nhập viện vì ngộ độc rượu, bia, rối loạn tâm thần tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Góc nhìn tuần qua: An toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết – Trách nhiệm chung của mỗi người
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.