[Góc nhìn tuần qua] Nên hay không nên cho phương tiện đi chung vào làn BRT

Ban Biên tập Moitruong.net.vn|09/07/2022 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Mới đây, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị - Sở GTVT Hà Nội đã có đề xuất thành phố cho các phương tiện khác được đi vào làn đường dành riêng cho tuyến buýt nhanh BRT. Theo đó, đơn vị đang rà soát, nghiên cứu đề xuất cho các xe buýt thường đi cùng làn buýt nhanh BRT từ 4h – 23h hàng ngày; các phương tiện khác được sử dụng làn đường dành riêng cho BRT từ 23h-4h ngày hôm sau.

XEM VIDEO Góc nhìn tuần qua "Nên hay không nên cho phương tiện đi chung vào làn BRT"

Về đề xuất cho các phương tiện khác đi vào làn đường dành riêng cho BRT, theo lý giải là do xe buýt BRT chỉ hoạt động từ 4h - 23h, nên sau khoảng thời gian này các xe buýt khác có thể đi vào là phù hợp, không ảnh hưởng gì đến hoạt động của tuyến BRT.

Đề xuất cho phương tiện khác đi chung vào làn xe buýt nhanh BRT trong khoảng thời gian từ 23h đến 4h sáng hôm sau đang nhận được những luồng ý kiến trái chiều. Nhiều ý kiến cho rằng, khoảng thời gian từ 23h đến 4h sáng hôm sau ít phương tiện lưu thông, đường rộng và không cần thiết phải mở đường BRT, song chuyên gia giao thông Đặng Chí Nga cho rằng, theo quy định hiện hành, vẫn cấm các phương tiện lưu thông vào làn xe buýt nhanh BRT 24/24h.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị cho hay, xe buýt thường đi chung làn buýt nhanh BRT mới ở giai đoạn nghiên cứu ý tưởng và chưa có đề xuất. Trung tâm đã nghiên cứu tổ chức giao thông trước và sau nút đều có điểm mở, ngoài vạch liền, xe buýt thường chỉ được ra vào ở các nút giao thông đó chứ không phải chạy dọc hành trình.

Thực tế cho thấy, sau 6 năm vận hành, công suất của BRT mới chỉ đạt khoảng 50%. Làn đường dành riêng cho BRT nhưng các phương tiện khác vẫn chen lấn đi vào. Dù đã dành 1/3 làn đường nhưng trong nhiều thời điểm, xe buýt BRT vẫn phải len vào giữa các phương tiện đông đúc trên làn ưu tiên.

Thay đổi có thể sẽ thành công hoặc thất bại nhưng cần phải có lộ trình dài hạn. Hiện vận tải công cộng của Hà Nội mới đáp ứng được khoảng hơn 10% nhu cầu đi lại. Tức cứ 10 người thì có tới 9 người không sử dụng xe buýt nên áp lực đối với vận tải công cộng nói chung và xe buýt BRT nói riêng là rất cao. Và nếu không thay đổi thì sẽ chẳng phát huy được thế mạnh của nó và bài toán giảm thiểu ùn tắc giao thông cũng sẽ vẫn bỏ ngỏ.

Bài liên quan
  • [Góc nhìn tuần qua] "Covid-19 và những câu chuyện cần kể"
    Biến thể phụ của Omicron là BA.5 và BA.4 tiếp tục có xu hướng tăng lên trên toàn cầu, đã được phát hiện ở lần lượt 62 và 58 quốc gia. Tại Việt Nam, biến thể phụ BA.2 chiếm chủ yếu với biểu hiện lâm sàng nhẹ. Tuy nhiên, biến thể phụ mới xâm nhập BA.5 của chủng Omicron có thể có nguy cơ lấn át biến thể cũ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
[Góc nhìn tuần qua] Nên hay không nên cho phương tiện đi chung vào làn BRT
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.