Hà Nội: Bảo vệ cây xanh tối ưu, hạn chế chặt hạ, dịch chuyển

Hoàng Thơ |18/10/2024 08:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản đề nghị tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ, chăm sóc, phát triển cây xanh đô thị.

Theo đó, Sở Xây dựng đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao phối hợp trong việc thẩm định, cấp giấy phép quảng cáo; có ý kiến về nội dung các hoạt động tổ chức trong công viên, vườn hoa theo thẩm quyền; kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm về quảng cáo trong công viên, vườn hoa.

UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây, khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, lựa chọn phương án tối ưu nhằm hạn chế việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh hiện hữu trên vỉa hè, dải phân cách. Chủ đầu tư công trình phải gửi phương án xử lý cây xanh hiện hữu đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xem xét, có ý kiến cấp phép trước khi triển khai.

cay-xanh-hn.jpg
Chủ đầu tư khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, lựa chọn phương án tối ưu nhằm hạn chế việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh hiện hữu trên vỉa hè, dải phân cách

Các đơn vị được giao kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý, bảo vệ cây xanh đô thị, không để tình trạng lấn chiếm sử dụng trái phép đất cây xanh, công viên, vườn hoa, thảm cỏ, vườn ươm cây xanh theo thẩm quyền và quy định; quản lý địa bàn, không để tình trạng lấn chiếm sử dụng trái phép các vị trí được quy hoạch đất cây xanh.

Chủ đầu tư dự án xây dựng mới, dự án cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm vỉa hè, hệ thống rãnh thoát nước, đường điện, cáp thông tin, đường ống nước sạch...) có hệ thống cây xanh đô thị hiện hữu phải lập phương án bảo vệ rễ cây, chằng chống giữ thân cây, phát triển rễ cây nếu bị chặt... Phương án phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi thi công.

Đối với các công trình khác khi xây dựng có thể ảnh hưởng đến cây xanh hiện hữu (cây xanh lân cận công trình, cây xanh trong ranh giới dự án), chủ đầu tư phải có trách nhiệm bảo vệ hệ thống cây xanh hiện có.

Trong quá trình thi công, sửa chữa, xử lý kỹ thuật công trình chuyên ngành, đơn vị thực hiện phải thông báo, phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý hệ thống cây xanh để bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn của cây xanh.

Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội chủ trì cùng các đơn vị quản lý, duy tu, duy trì cây xanh, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng duy trì hệ thống cây xanh theo các gói thầu; kịp thời phát hiện các hành vi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh để thông tin đến chính quyền địa phương cùng phối hợp kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền; báo cáo Sở Xây dựng các nội dung vượt thẩm quyền...

Lợi ích của cây xanh đối với môi trường

1. Cây xanh chống hiệu ứng nhà kính

Hiện tượng nóng lên toàn cầu là kết quả của khí nhà kính quá mức tạo ra do tiêu thụ lượng nhiên liệu hóa thạch gia tăng và do phá hủy rừng nhiệt đới. Nhiệt từ mặt trời, phản xạ trở lại từ trái đất, bị mắc kẹt trong tầng đối lưu, gây ra hiện tượng nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Carbon dioxide (CO2) là một khí nhà kính lớn.

Cây hấp thụ CO2, loại bỏ và dự trữ carbon trong khi giải phóng oxy trở lại vào không khí. Trong một năm, một cây trưởng thành có thể hấp thụ lượng CO2 sinh ra từ các phương tiện giao thông lên đến 26.000 dặm.

2. Cây xanh làm sạch không khí

Cây hấp thụ mùi hôi và các loại khí gây ô nhiễm (các oxit nitơ, amoniac, sulfur dioxide và ozone) và các hạt lọc ra khỏi không khí bằng cách giữ chúng trên lá và vỏ của chúng.

3. Cây xanh bảo tồn năng lượng

Nếu chúng ta trồng cây xanh xung quanh một ngôi nhà ở một gia đình thì mùa hè có thể cắt giảm chi phí lắp máy điều hòa không khí, chúng ta sẽ tiết kiệm sự dụng năng lượng lên đến 50 %, điều này rất quan trong khi nguồn năng lượng trên quả đất đang dần cạn kiệt do con người.

Cây xanh còn làm giảm lượng khí carbon dioxide và khí thải ô nhiễm khác từ các nhà máy, làm cho không khí trong lành hơn.

4. Cây xanh giúp ngăn ngừa ô nhiễm nước

Cây làm giảm dòng chảy bằng cách phá vỡ lượng mưa trực tiếp xuống đất do đó cho phép nước chảy xuống tán lá và thân cây trước khi xuống mặt đất.

Điều này còn có tác dụng ngăn cản các chất gây ô nhiễm từ nước mưa, lúc này cây có nhiệm vụ như một miếng bọt biển để lọc nước một cách tự nhiên và tái tạo ra một lượng nước ngầm sạch.

5. Cây xanh giúp chống xói mòn đất

Trên các sườn đồi hoặc sườn dòng , cây có tác dụng làm dòng chảy chậm và giữ đất tại chỗ. Không bị xói mòn và phá vỡ gây sạt lở.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Hà Nội: Bảo vệ cây xanh tối ưu, hạn chế chặt hạ, dịch chuyển