Hà Nội: Người dân khẩn trương sản xuất ngay sau Tết Kỷ Hợi

12/02/2019 04:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Để bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất vụ xuân, trong 6 ngày Tết Nguyên đán, 5 công ty thủy lợi của thành phố bố trí lực lượng vận hành các trạm bơm đủ điều kiện khai thác để tiếp nguồn nước sông Hồng, dẫn nước vào đồng ruộng. Tính đến 14h ngày 10-2, các công ty thủy lợi của thành phố đã cấp đủ nước cho 73.742ha, tương đương 75% diện tích sản xuất vụ xuân. Các quận, huyện, thị xã đã làm đất được 58.719ha, đạt 60% kế hoạch. Địa phương có diện tích đủ nước đạt tỷ lệ cao là Phú Xuyên, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thanh Oai…. Một khí thế sản xuất khẩn trương hiện diện ở tất cả các huyện ngoại thành nhằm hoàn thành kế hoạch gieo cấy vụ xuân trong khung thời vụ tốt nhất. Cụ thể:

– Mặc dù không khí vui Xuân vẫn còn rộn ràng trên khắp những nẻo đường quê. Tuy nhiên, bà con nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội đã khẩn trương tranh thủ thời tiết nắng ấm, tích cực xuống đồng sản xuất vụ Xuân.

>>> Yên Bái: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động Tết trồng cây

>>> Xanh mãi những khúc ca xuân

Để bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất vụ xuân, trong 6 ngày Tết Nguyên đán, 5 công ty thủy lợi của thành phố bố trí lực lượng vận hành các trạm bơm đủ điều kiện khai thác để tiếp nguồn nước sông Hồng, dẫn nước vào đồng ruộng. Tính đến 14h ngày 10-2, các công ty thủy lợi của thành phố đã cấp đủ nước cho 73.742ha, tương đương 75% diện tích sản xuất vụ xuân. Các quận, huyện, thị xã đã làm đất được 58.719ha, đạt 60% kế hoạch. Địa phương có diện tích đủ nước đạt tỷ lệ cao là Phú Xuyên, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thanh Oai…. Một khí thế sản xuất khẩn trương hiện diện ở tất cả các huyện ngoại thành nhằm hoàn thành kế hoạch gieo cấy vụ xuân trong khung thời vụ tốt nhất. Cụ thể:

Ngày 10-2 (tức mùng 6 tháng Giêng), mặc dù không khí xuân vẫn tràn ngập khắp nơi, song tranh thủ nắng ấm, nông dân khu vực ngoại thành Hà Nội khẩn trương bắt tay vào sản xuất, đặc biệt là gieo cấy lúa xuân kịp thời vụ, chăm sóc vườn cây ăn quả, tái đàn vật nuôi sau Tết…

Tại những cánh đồng của các huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ… cơ bản hoàn thành cấy xuân.

Ngay trong ngày hôm nay, nông dân huyện Đan Phượng xuống đồng khá đông để làm đất cấy lúa. Đặc biệt, tại các diện tích cây ăn quả như bưởi, táo… ở các xã: Thượng Mỗ, Song Phượng, Thọ An…, người dân tích cực chăm sóc để cây ra hoa, kết trái tỷ lệ cao.

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Chí Dũng, trong ngày 10-2, nông dân trên địa bàn huyện tập trung xuống đồng. Hiện, toàn huyện đã làm đất được 10.497ha, đạt 95% kế hoạch.

Tại Ứng Hòa – một trong những địa phương có diện tích lúa lớn của Hà Nội (8.900ha), đến nay, 100% xã, hợp tác xã trên địa bàn huyện đã ra đồng sản xuất. Chỉ trong 4 ngày Tết (từ mùng 3 đến mùng 6), toàn huyện đã cấy được hơn 1.000ha, đạt hơn 50% diện tích.

Đối với huyện Hoài Đức, diện tích cấy lúa không còn nhiều và vốn là địa phương có truyền thống cấy muộn, nhưng đến nay, nông dân trên địa bàn đã gieo trồng được 433ha rau màu, hoa cây cảnh các loại.

Tại thị xã Sơn Tây nông dân đã ra đồng cấy lúa ngay từ mùng 2 Tết Nguyên đán (6-2) Tính đến nay, toàn thị xã gieo cấy được khoảng 80% diện tích lúa xuân (1.440ha).

Với 95% diện tích cấy giống lúa ngắn ngày và 5% giống lúa dài ngày, huyện Thạch Thất đang tập trung cấy các giống lúa chất lượng cao. Ngoài ra, các xã: Hương Ngải, Bình Yên, Yên Bình, Dị Nậu… cũng tập trung trồng khoai tây xuân, rau màu, rau an toàn các loại.

Tính đến 14h chiều mùng 6 Tết, huyện Ba Vì đã làm đất, gieo cấy được khoảng 5.800ha, đạt 75% diện tích vụ xuân 2019. Ba Vì phấn đấu đến ngày 17-2 sẽ hoàn thành gieo cấy lúa xuân.

Theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện Thanh Oai, đến nay, toàn huyện gieo cấy hơn 30ha/6.511ha, trong đó gần 80% là lúa chất lượng cao. Tại Đông Anh, theo kế hoạch, vụ xuân này, toàn huyện gieo cấy khoảng 6.000ha lúa vụ xuân. Từ ngày 10-2, bà con các xã trên địa bàn đã xuống đồng cấy lúa xuân, đạt 20ha. Dự kiến, Đông Anh kết thúc cấy trong tháng 2.

Dưới đây là một số hình ảnh bà con nông dân “khẩn trương” xuống đồng sản xuất ngay sau Tết Kỷ Hợi 2019:

Người dân xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức chuẩn nhổ mạ. Ảnh: KTĐT

Nông dân ”đội nắng” gieo cấy lúa tại huyện Sóc Sơn. Ảnh: KTĐT

Chăm sóc, thu hoạch hoa hồng tại huyện Mê Linh. Ảnh: KTĐT

Người dân huyện Mỹ Đức xuống đồng cấy lúa. Ảnh: KTĐT

Nông dân xã Quang Tiến lấy nước vào đồng ruộng. Ảnh: KTĐT

Áp dụng cơ giới hóa trong làm đất tại xã Quang Tiến. Ảnh: KTĐT

Ngày 10-2, nông dân xã Phú Kim (huyện Thạch Thất) nô nức xuống đồng cấy lúa. Ảnh: Nguyễn Mai

Trúc Linh (t/h)

   
Bài liên quan
  • Hà Nội, TP.HCM nằm trong 12 tỉnh thành sắp xếp lại toàn diện đơn vị hành chính
    Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Hà Nội: Người dân khẩn trương sản xuất ngay sau Tết Kỷ Hợi
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.