Hà Nội: Ô nhiễm trên các sông bao giờ chấm dứt?

Hà An|17/08/2020 12:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Mùi hôi thối bốc lên hàng ngày, hàng giờ trên các đường, phố quanh khu vực các sông như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu và sông Tô Lịch.

Các lưu vực sông lớn của Việt Nam, hiện nay đa số chưa chịu ảnh hưởng tác động từ sản xuất và khả năng chịu tải còn tốt nên chỉ xảy ra ô nhiễm cục bộ tại các khu vực khai thác khoáng sản. Trong khi đó, vấn đề ô nhiễm môi trường tập trung chủ yếu xảy ra ở phía hạ nguồn, thậm chí ô nhiễm trầm trọng ở các khu vực đô thị, dân cư hay khu công nghiệp.

Sông Đáy bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà trả lời câu hỏi của Đại biểu Quốc hội về vấn đề ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông ở miền Bắc như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu và sông Tô Lịch vào sáng 17/8.

“Đối với khu vực sông Nhuệ, sông Đáy thì 70% ô nhiễm môi trường là do nước thải sinh hoạt ở các địa phương như Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam… chưa được xử lý, trong đó Hà Nội phải chiếm đến 2/3. Lượng nước thải sinh hoạt được xử lý hiện nay chỉ rơi vào khoảng 20-30% và phần lớn các nước thải từ các cụm công nghiệp, làng nghề cũng chưa được xử lý”, ông Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Ngoài ra, việc toàn bộ các khu vực dân cư quanh đó đổ thải chưa xử lý xuống đó. Cũng là tác nhân lớn gây ra sự ô nhiễm trên sông. Các loại rác thải không được lọc cứ ùn ùn đổ ra. Các loại nước từ các hoạt động trong sinh hoạt, trong sản xuất… chảy ra. Mang theo các hóa chất, các loại thải khó phân hủy. Lâu dần khiến nó như một bể phốt lộ thiên.

Chắc những ai ở các khu vực Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai cảm nhận rõ điều này nhất. Hàng ngày, khi đi làm hoặc có công việc gì phải đi qua các con sông này. Đều thấy ngột ngạt, khó chịu bởi mùi mà nó bốc lên.

Tại Hà Nội, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, thành phố đang tập trung đầu tư xây dựng công trình để thu gom toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt và xử lý tập trung nhưng đến năm 2023 mới có thể hoàn thành.

Về lâu dài, Bộ trưởng Hà nói cần tập trung vào vấn đề quy hoạch, trong đó có quy hoạch về tài nguyên nước tiếp cận theo lưu vực sông, địa phương để bố trí lại sơ đồ dân cư và điều chuyển các nhà máy, cụm công nghiệp không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường.

Ngoài ra, ông Trần Hồng Hà cũng nêu vấn đề bảo vệ hàng lang sông và đưa ra quy chuẩn về quản lý khu vực xả nước thải, thậm chí có thể cấm xả thải ở các khu vực đã quá tải.

Hà An

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Ô nhiễm trên các sông bao giờ chấm dứt?