Rác thải ngập ngụa, bủa vây trên con đường mới mở tại ngõ số 7 đường Tôn Thất Thuyết (phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội), gây mất thẩm mỹ đô thị và cản trở việc lưu thông của các phương tiện.
Từ nhiều tháng qua, đoạn đường ngõ 7, Tôn Thất Thuyết, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã trở thành nơi đổ rác thải của một bộ phận người dân thiếu ý thức.Theo ghi nhận của PV, bãi rác tự phát này không chỉ làm ô nhiễm môi trường trầm trọng, tạo hình ảnh nhếch nhác mất mỹ quan đô thị, mà nó còn gây cản trở giao thông khi rác, bao bịch rác nằm lăn lóc ra lòng đường.Rác thải đổ tại đây là những vật dụng của gia đình không sử dụng như giường, chăn, nệm, rác thải sinh hoạt và có cả phế liệu xây dựngRác thải để lâu ngày đang có dấu hiệu phân huỷ, bốc mùi hôi thối.Vật liệu xây dựng, cống thoát nước ngổn ngang, khiến phương tiện di chuyển khó khăn.Tài xế lái xe còn ngang nhiên dừng đỗ giữa lòng đường để vệ sinh xe.Theo anh Lại Quốc Đạt, thường xuyên đi làm qua khu vực này cho biết: "Mỗi khi di chuyển qua khu vực này tôi thường phải đi nhanh hơn vì mùi hôi thối bốc lên từ những đống rác khiến tôi không thở nổi, ngày nắng thì ruồi nhặng, ngày mưa thì bốc mùi hôi thối. Thậm chí rác thải tập kết ở đây làm cho một số người còn đến đây phóng uế bừa bãi. Vừa ô nhiễm lại rất mất mỹ quan đô thị".Rác thải ngập tràn vỉa hè, lấn chiếm lòng đường, gây mất mỹ quan đô thị.Lợi dụng việc con đường chưa được chính thức đưa vào sử dụng, nhiều người dân cố ý đổ trộm rác thải vào khu vực này.Vỉa hè trở thành quán ăn sáng, không còn lối đi cho người đi bộ.Khi được hỏi về nguồn gốc của số rác trên, chị Lê Thị Vân Anh – người dân sinh sống gần đó bức xúc cho biết : “Cứ tầm chiều tối, người dân lại đem rác thải ném ra khu vực này. Đó cũng là lý do khiến rác thải chất đống và bốc mùi ô uế như hiện nay”.Tình trạng rác thải tràn lan ra đường không chỉ ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Theo Nghị định 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021, hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, thậm chí phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố.
Trong khi thành phố Hà Nội đang nỗ lực, quyết tâm giành lại vỉa hè cho người đi bộ, thì dọc vỉa hè Công viên hồ điều hòa (Q. Cầu Giấy, Hà Nội) lại trở thành bãi đỗ xe ô tô, bên cạnh đó còn có những bãi rác thải làm ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông và gây mất mỹ quan đô thị.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Khai thác khoáng sản vượt ra ngoài ranh giới được phép khai thác từ 1 ha đến dưới 1,5 ha, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đông Bắc bị phạt 300 triệu đồng.
Sáng 16/5, chỉ số AQI tại Hà Nội và TP.HCM cùng đạt mức 122 – ngưỡng "không tốt cho nhóm nhạy cảm". Một số khu vực ở Hà Nội ghi nhận mức ô nhiễm lên mức màu đỏ - "Không lành mạnh".
Tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 128.000 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, nhưng đến nay mới thu hồi được khoảng 1.460 ha. Việc xử lý gặp nhiều khó khăn do di cư tự do, vi phạm phức tạp và thiếu nguồn lực.
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, mỗi ngày, TP. Hải Phòng phát sinh khoảng 2.010 tấn chất thải rắn sinh hoạt – con số đang không ngừng tăng theo thời gian. Đây là một thách thức lớn đối với công tác quản lý, xử lý rác thải và bảo vệ môi trường đô thị.
Trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, khô hanh và không có mưa nhiều ngày qua, Cục Lâm nghiệp và lực lượng Kiểm lâm (thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã phát đi cảnh báo nguy cơ cháy rừng tại 70 khu vực ở khu vực Nam Bộ trong ngày 6/5.
Trước phản ánh của báo chí và sự bức xúc kéo dài của người dân về tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại tuyến mương chảy qua địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã yêu cầu khẩn trương kiểm tra, xử lý và báo cáo kết quả trước ngày 7/5/2025.
Tuần qua, dòng chảy cuộc sống tiếp tục với những câu chuyện trên hành trình hướng tới sự cân bằng giữa phát triển và bảo tồn. Mỗi sự kiện đều như một mảnh ghép trong bức tranh lớn về mối quan hệ giữa con người và môi trường. Khi đô thị ngày càng phát triển, ranh giới giữa tiện nghi và bền vững trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân - Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia là Tổ phó Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Từ ngày 1/7/2025, hàng loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản sẽ phải lập và trình kế hoạch quản lý rủi ro theo quy định mới do Bộ Công Thương ban hành.
Để việc Quản lý Tài nguyên nước được đảm bảo theo chính quyền 2 cấp, Cục Quản lý Tài nguyên nước đã phối hợp với các đơn vị rà soát các điều luật của luật Tài nguyên nước 2023, cũng như các nghị định quy định chi tiết và nghị định quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép dịch vụ Tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác Tài nguyên nước.
Dự án hồ điều hòa Nghi Phú, Nghi Đức vừa được TP. Vinh phê duyệt với diện tích hơn 20 ha, tổng vốn đầu tư gần 170 tỷ đồng. Công trình kỳ vọng giảm ngập úng và cải thiện môi trường sống cho khu vực phía Đông Nam thành phố.
Chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về hiện đại hóa, đột phá phát triển giáo dục và đào tạo và Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu chính tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội tới các điểm cầu bộ, ngành, địa phương,...
Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) đang xây dựng một Nghị định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), nhằm cụ thể hóa Điều 54 và 55 của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Đây là bước đi cần thiết để hệ thống hóa các quy định liên quan đến tái chế, xử lý chất thải, đảm bảo minh bạch, khả thi và tránh cơ chế “xin - cho”.