Theo các chuyên gia, hầu hết các chai nhựa hiện nay đều được tạo thành từ các chuỗi dài phân tử hydrocarbon. Để thêm độ dẻo dai, linh hoạt hay màu sắc, mà các nhà sản xuất có thể sử dụng thêm hóa chất trong giới hạn cho phép.
Chai nhựa được tái chế dùng nhiều lần, cộng thêm việc thường xuyên tiếp xúc với nền nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời nên các chai nhựa có thể sản sinh ra các chất có hại rồi ngấm vào nước. Những sản phẩm nhựa chất lượng thấp có thể dẫn tới vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư.
Hiểm họa uống nước trong chai nhựa tái chế, kém chất lượng.
Một số loại chai nhựa có thể chứa hóa chất BPA khá giống với hormone ở nữ giới như oestrogen. Phơi nhiễm với BPA qua việc uống nước từ chai nhựa có thể gây ra hiện tượng dậy thì sớm hoặc muộn ở nữ giới. BPA cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, hệ thần kinh và tăng lượng mỡ cơ thể, quá trình phát triển sinh lý ở trẻ em. BPA tác động xấu và làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng.
Trong báo cáo vào tháng 8 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định: “Các hạt vi nhựa trong nước uống ở nồng độ hiện nay không gây nguy cơ về sức khỏe với người sử dụng”. WHO cho rằng các phân tử nhựa cỡ lớn và hầu hết phân tử cỡ nhỏ hơn 5 mm không bị cơ thể người hấp thụ. Các phân tử nhựa cỡ nhỏ này được tìm thấy trong nước sông hồ, nước uống và cả nước đóng chai.
Theo các chuyên gia, để tránh nguy cơ bị ảnh hưởng tới sức khỏe do dùng chai nhựa kém chất lượng hoặc chai nhựa tái chế, người dân nên sử dụng nước được đựng trong các chai thủy tinh hoặc sứ, sành.
An Hạ (t/h)