Hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành về nghiên cứu môi trường biển

Minh Anh (t/h)|08/01/2020 07:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phát triển tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh tế biển dựa trên vùng biển rộng, bờ biển dài trên 3.200 km, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với nhiều hệ sinh thái quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; có hơn 3.000 đảo trong khu vực Biển Đông, nơi có mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năng động bậc nhất trên thế giới. Vì vậy, việc quản lý tổng hợp, thống nhất đối với biển và hải đảo nước ta có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế – xã hội biển và bảo đảm an ninh biển, sức mạnh quốc phòng trong thế kỷ XXI – “Thế kỷ của Đại dương”.

Ảnh minh họa

Chương trình khoa học công nghệ giai đoạn 2020 – 2025 và phương hướng hợp tác, phối hợp giữa Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga và các bộ, ngành về nghiên cứu môi trường biển phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; bảo tồn, phát triển tài nguyên biển. Đại diện các cơ quan, đơn vị Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên-Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục-Đào tạo, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam,..đã tới dự hội nghị.

Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 6-9-2013 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định, đa dạng sinh học môi trường biển Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế biển, an toàn hàng hải, đối ngoại; có những giá trị nổi bật và độc đáo về tài nguyên, môi trường, nhất là các đặc trưng về sinh thái và tài nguyên sinh vật đại dương.

Việc nghiên cứu tổng hợp, đầy đủ và chuyên sâu đối với tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái, xác định rõ mối quan hệ giữa các hoạt động nhân sinh đối với quản lý tài nguyên sinh vật, bảo vệ môi trường các vùng biển, đảo là cấp thiết, có ý nghĩa trước mắt và lâu dài, cần thiết phải xây dựng một chương trình khoa học nghiên cứu tổng hợp, hệ thống về sinh thái và tài nguyên sinh vật. Chương trình khoa học công nghệ giai đoạn 2020 – 2025, sẽ là luận cứ khoa học phục vụ chiến lược quản lý tổng hợp, bảo tồn, phát triển tài nguyên nói chung, tài nguyên sinh vật nói riêng.

Tăng cường quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Nghị quyết đề ra một số chủ trương lớn và khâu đột phá về phát triển kinh tế biển và ven biển. Phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển; bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai; nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế.

Quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng và Nhà nước về kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo, các cấp, các ngành cần dựa trên phương thức quản lý tổng hợp, thống nhất đối với biển và hải đảo nước ta nhằm đẩy mạnh kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường quốc phòng, an ninh từ trong quy hoạch, chương trình, dự án phát triển các lĩnh vực; tận dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học – công nghệ, nguồn nhân lực, vốn, thiết bị để đưa vào khai thác hiệu quả tài nguyên trên biển, hải đảo. Để làm được điều này và thực hiện hiệu quả phương thức quản lý tổng hợp, thống nhất đối với biển và hải đảo Việt Nam.

Minh Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành về nghiên cứu môi trường biển