Đoạn sông nằm cạnh ngõ 298 Trần Điền (Hoàng Mai, Hà Nội) hiện nay đang trở thành một dòng sông rác khổng lồ. Tình trạng đổ trộm rác thải ở đây diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân xung quanh khu vực này.
Đoạn sông nằm cạnh ngõ 298 Trần Điền ( Hoàng Mai, Hà Nội), nằm trong quy hoạch của dự án đường Vành đai 2,5. Nhưng do dự án chậm tiến độ khiến cho khu vực này trở thành nơi tập kết, đổ trộm rác thải.Theo ghi nhận của PV Moitruong.net.vn, những “núi” rác thải lớn với đủ các loại chất đầy, khiến dòng sông tắc nghẽn, sắp bị xoá sổ hoàn toàn, con sông đang chìm trong rác và chất thải, gây ra mùi hôi thối nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.Rác thải đổ tại đây là những vật dụng của gia đình không sử dụng như giường, chăn, nệm, rác thải sinh hoạt và có cả phế liệu xây dựng.Những mảnh kính vỡ đổ ra đường gây nguy hiểm cho người đi lại.Những hố nước sâu như là bể phốt lộ thiên không có rào chắn, che đậy rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông khu vực này.Lợi dụng ban đêm trời tối, không có đèn đường, một số đối tượng cố ý đổ trộm rác thải vào khu vực này, theo người dân cho hay.Tình trạng rác thải tràn lan ra đường không chỉ ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Theo người dân địa phương cho biết, trước đây khu vực này là một đoạn sông rất sạch, người dân thường xuyên sử dụng nước để trồng cấy. Năm 2002 sau khi có dự án xây dựng đường vành đai 2,5, đoạn sông này nằm trong quy hoạch và dần trở thành điểm tập kết rác.Chị Trà – người dân sống cạnh đó cho biết: “Gia đình tôi mới chuyển về đây sống mấy năm nay, phải chịu cảnh rác chất chồng, hôi thối, bẩn thỉu gần nhà bức xúc lắm. Họ đổ trộm rác đêm ngày, cứ thấy vắng người là đổ trộm, mùi rác thải quá hôi thối, nhà tôi luôn phải cửa đóng then cài. Ngoài ra, tôi thấy con sông này ngày càng bị thu hẹp lại do người dân ”.Nhiều đoạn rác và cỏ dại đã che lấp hết dòng sông không thể thấy nướcRác thải chất đầy dưới chân trạm điện biến áp.Đường dây điện của người dân bị rác thải đè lên trên.Biển quảng cáo treo lên đường dây điện gây nguy hiểm cho người đi đường.Do ảnh hưởng của bãi rác khổng lồ, người dân sống xung quanh khu vực luôn phải chịu cảnh hôi thối, ô nhiễm nghiêm trọng.Thường xuyên đi lại qua khu vực này – anh Tùng (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Mỗi khi đi qua đây mùi rác thải bốc lên không thở nổi, nhiều lúc đi qua đây tôi không mang khẩu trang còn phải nín thở. Trời nắng nóng mùi rác bốc lên hôi thối, đi lại bụi bặm, mưa thì bẩn thỉu nhếch nhác. Mong rằng cơ quan chức năng sẽ sớm xử lý tình trạng này”.Các loại rác thải sinh hoạt tràn ngập từ lòng kênh đến vệ đường, kèm theo bụi bặm.Người dân mong muốn chính quyền địa phương sớm có biện pháp xử lý núi rác thải ô nhiễm này, trả lại cuộc sống trong lành vốn có cho người dân.
Mấy năm nay, người dân tại ấp Tân Điền 2 (xã Sơn Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) rất bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường do một hộ sản xuất thạch dừa tại địa phương gây ra.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Khai thác khoáng sản vượt ra ngoài ranh giới được phép khai thác từ 1 ha đến dưới 1,5 ha, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đông Bắc bị phạt 300 triệu đồng.
Sáng 16/5, chỉ số AQI tại Hà Nội và TP.HCM cùng đạt mức 122 – ngưỡng "không tốt cho nhóm nhạy cảm". Một số khu vực ở Hà Nội ghi nhận mức ô nhiễm lên mức màu đỏ - "Không lành mạnh".
Tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 128.000 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, nhưng đến nay mới thu hồi được khoảng 1.460 ha. Việc xử lý gặp nhiều khó khăn do di cư tự do, vi phạm phức tạp và thiếu nguồn lực.
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, mỗi ngày, TP. Hải Phòng phát sinh khoảng 2.010 tấn chất thải rắn sinh hoạt – con số đang không ngừng tăng theo thời gian. Đây là một thách thức lớn đối với công tác quản lý, xử lý rác thải và bảo vệ môi trường đô thị.
Trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, khô hanh và không có mưa nhiều ngày qua, Cục Lâm nghiệp và lực lượng Kiểm lâm (thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã phát đi cảnh báo nguy cơ cháy rừng tại 70 khu vực ở khu vực Nam Bộ trong ngày 6/5.
Trước phản ánh của báo chí và sự bức xúc kéo dài của người dân về tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại tuyến mương chảy qua địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã yêu cầu khẩn trương kiểm tra, xử lý và báo cáo kết quả trước ngày 7/5/2025.
Tuần qua, dòng chảy cuộc sống tiếp tục với những câu chuyện trên hành trình hướng tới sự cân bằng giữa phát triển và bảo tồn. Mỗi sự kiện đều như một mảnh ghép trong bức tranh lớn về mối quan hệ giữa con người và môi trường. Khi đô thị ngày càng phát triển, ranh giới giữa tiện nghi và bền vững trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Dự án hồ điều hòa Nghi Phú, Nghi Đức vừa được TP. Vinh phê duyệt với diện tích hơn 20 ha, tổng vốn đầu tư gần 170 tỷ đồng. Công trình kỳ vọng giảm ngập úng và cải thiện môi trường sống cho khu vực phía Đông Nam thành phố.
Theo nhận định từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết tháng 5/2025 tại nhiều khu vực trên cả nước có xu hướng mưa nhiều và không ghi nhận đợt nắng nóng gay gắt nào.
Bộ Chính trị đề xuất nghiên cứu chính sách hỗ trợ phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi, nhằm duy trì mức sinh thay thế, thích ứng với già hóa dân số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) đang xây dựng một Nghị định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), nhằm cụ thể hóa Điều 54 và 55 của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Đây là bước đi cần thiết để hệ thống hóa các quy định liên quan đến tái chế, xử lý chất thải, đảm bảo minh bạch, khả thi và tránh cơ chế “xin - cho”.
Áp dụng kiểm định khí thải với mô tô, xe gắn máy từ đầu 2027 tại Hà Nội, TP.HCM có thể tác động tiêu cực tới nhóm thu nhập thấp sử dụng xe máy cũ (sản xuất trước 2008) không đạt chuẩn, buộc phải sửa chữa hoặc thay thế.
Sáng 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai.
Sáng 17/5, với 436/438 đại biểu Quốc hội có mặt bấm nút tán thành (chiếm 91,21% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025.