Khó khăn trong phát triển công nghệ điện rác tại Việt Nam

Minh Anh|30/05/2020 04:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Đốt rác thải để phát điện là một trong những phương pháp tiên tiến hiện nay, có thể tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, đồng thời giảm diện tích đất sử dụng để chôn lấp rác. Nhưng thực tế tại Việt Nam, hiện có nhiều dự án điện rác ở khắp các địa bàn tỉnh, thành nhưng phần lớn không mang lại hiệu quả.

Chiều 29/5, tại TP Đà Nẵng, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam phối hợp với Hội đồng Tư vấn về Khoa học, giáo dục và môi trường tổ chức tọa đàm “Ô nhiễm rác thải và giải pháp phát triển công nghệ điện rác tại Việt Nam”.

Theo thống kê của Bộ TN&MT, mỗi năm Việt Nam thải ra 25 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ hoặc sản xuất phân hữu cơ, 70% chôn lấp trực tiếp. Tuy nhiên do tỷ lệ chôn lấp cao gây nhiều vấn đề xã hội bức xúc cũng như tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, đốt rác phát điện đang là giải pháp tối ưu trong việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghệ này được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước phát triển như: Nhật Bản , EU, … bởi vừa giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa cung cấp năng lượng cho xã hội. Thế nhưng, tại Việt Nam, hiện có nhiều dự án điện rác ở khắp các địa bàn tỉnh thành nhưng phần lớn không mang lại hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, ô nhiễm rác thải sinh hoạt, cả ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn hiện nay ở Việt Nam là một vấn đề nóng, gây bức xúc trong các cộng đồng dân cư.

Ông Nguyễn Thượng Hiền – Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Môi trường – Bộ Tài Nguyên & Môi trường

Nghị quyết của Bộ Chính trị số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 về các vấn đề phát triển bền vững, năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường cũng đã có nhiều nội dung nhấn mạnh đến giải quyết ô nhiễm rác thải bằng các công nghệ hiện đại và phù hợp với Việt Nam.

“Trong tương lai cần nhắm tới chủ đề các công nghệ xử lý rác thải. Trong đó, sẽ tổng kết một cách khái quát thực trạng hiện nay, đánh giá các công nghệ đã và đang được áp dụng tại Việt Nam, phân tích nguyên nhân vì sao ô nhiễm rác thải chưa được giải quyết một cách cơ bản và lâu dài. Từ đó, đề xuất định hướng và các giải pháp công nghệ phù hợp”, ông Nguyễn Thượng Hiền nói.

Tham luận với chủ đề “Giải pháp Công nghệ xử lý Chất thải rắn thông thường ở Việt Nam”, GS.TS. Đặng Kim Chi – Hội Đồng Khoa học Công nghệ Giáo dục và Môi Trường – MT TQ Việt Nam cho biết, theo Báo cáo Môi trường quốc gia 2016 lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh trong cả nước tăng trung bình khoảng 12%/năm. Hiện nay, trên cả nước chất thải rắn sih hoạt (CTRSH) phát sinh khoảng hơn 61.000 tấnngày. Trong đó phát sinh tại các đô thị khoảng hơn 37.000 tấn/ngày, nông thôn 24.000 tấn/ngày.

GS.TS. Đặng Kim Chi – Hội Đồng Khoa học Công nghệ Giáo dục và Môi Trường – MTTQ Việt Nam

Toàn quốc hiện có khoảng 1230 cơ sở xử lý CTR, trong đó 860 bãi chôn lấp CTR tập trung (kể các bãi chôn lấp nhỏ rải rác ở các xã), 330 cơ sở đốt CTR kể cả lò đốt nhỏ quy mô cấp xã), 37 cơ sở ủ phân hữu cơ, còn lại là kết hợp. Khối lượng chất thải được tái chế, tái sử dụng rất thấp, không được phân loại tại nguồn, độ ẩm cao, nhiệt trị thấp.

GS.TS. Đặng Kim Chi cho biết, mục đích của việc xử lý chất thải nhằm chuyển chất thải sang một dạng khác ít độc hại hơn, dễ kiểm soát hơn, chuyển chất thải thành chất khác có thể sử dụng có ích, làm giảm thể tích hoặc khối lượng nhằm lưu giữ được nhiều hơn và lưu giữ tạm thời để chờ đợi công nghệ phù hợp.

Tùy theo công nghệ áp dụng, chi phí xử lý sẽ khác nhau. Có công nghệ xử lý với chi phí thấp nhưng trong quá trình xử lý lại phát sinh ra ô nhiễm thứ cấp. Có công nghệ xử lý hiện đại, chi phí vận hành cao nhưng xử lý an toàn, không gây mùi, không phát sinh ô nhiễm thứ cấp. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn làm sao cho hiệu quả, hạn chế phát sinh chất thải, tái sử dụng và tái chế chất thải.nTrong công tác quản lý chất thải rắn, cần ưu tiên giảm thiểu phát thải, tái sử dụng, tái chế, rồi mới đến xử lý, tiêu hủy.

GS.TS. Đặng Kim Chi nêu ra một số phương pháp xử lý chất thải rắn hiện hành.
T́hứ nhất, giảm thiểu – tái chế – tái sử dụng một sô loại CTR, Xử lý CTR bằng phương pháp chôn lấp, Xử lý bằng phương pháp chế biến CTR hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh (Composting),…

Thứ hai, xử lý CTR bằng phương pháp chôn lấp: là phương pháp phổ biến tại các nước đang phát triển: chủ yếu gồm Bãi chôn lấp hở không thu hồi và xử lý khí thải nước thải phát sinh và bãi chôn lấp hợp vệ sinh, có lớp ngăn cách với đáy, có thu hồi và xử lý nước rác và khí phát sinh.

Thứ ba, xử lý bằng phương pháp chế biến CTR hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh (Composting).

Thứ tư, xử lý CTR hữu cơ bằng phương pháp sinh học phân hủy kị khí tạo thành khí gas sử dụng để phát điện.

Thứ năm, xử lý bằng phương pháp nhiệt nhằm giảm khối lượng chất thải rắn, thu hồi năng lượng dùng cho các mực đích tái tạo năng lượng phục vụ đời sông, PP thiêu đốt còn là giai đoạn xử lsy cuối cùng cho một sô loại chất thải không thể xử lsy bằng các phương pháp khác.

Thứ sáu, đổ thải ra đại dương. Và cuối cùng, xử lý bằng một sô PP thân thiên môi trường theo đặc thù của từng loại CTR.

Theo GS.TS. Đặng Kim Chi, ở Việt Nam phương pháp xử lý CTR bằng cách chôn lấp chiếm mất diện tích đất lớn, hiện đang quá tải ở nhiều thành phố lớn. Việc chôn lấp không phân loại gây khó khăn cho khả năng phục hồi môi trường. Bên cạnh đó việc chôn lấp cũng gây ô nhiễm môi trường: khí thải, mùi hôi, GHG, nước rỉ rác, các chất ô nhiễm tồn lưu như POP, KLN,… Các lò đốt chất thải công suất nhỏ , không đáp ứng nhu cầu xử lí chất thải đô thị, CTNH và chất thải y tế, tiềm ẩn ô nhiễm môi trường cao. Không tận dụng được nguyên liệu, năng lượng trong CTR.

Vì vậy, công nghệ xử lí CTR thu hồi năng lượng, giảm thiểu chôn lấp CTR đang là xu thế chung của thế giới và cần được quan tâm, phát triển tại Việt Nam.

Chia sẻ về định hướng phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn ở Việt Nam, GS.TS. Đặng Kim Chi cho biết, chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến 2030 tầm nhìn đến 2050 được phê duyệt bởi Quyết định số 2068/QD-TTg ngày 25/11/2015 nhằm nâng tỷ lệ xử lý chất thải thành phố cho mục đích năng lượng từ mức không đáng kể hiện nay lên 30% vào năm 2020, khoảng 70% vào năm 2030 và hầu hết được tận dụng cho mục đích năng lượng vào năm 2050.

Theo chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 sẽ có 100% CTR đô thị, CTR công nghiệp không nguy hại, 50% CTR khu dân cư nông thôn và 50% CTR tại các làng nghề được thu gom để tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuát phân hữu cơ, hoặc xử lý đảm bảo không ô nhiễm môi trường.

Theo quy hoạch phát triển nguồn điện sử dùng CTR (dự thảo) đến năm 2035 có khoảng 65 điểm (Khu XL) thuộc 30 tỉnh và thành phố TW có khả năng phát triển dự án nhà máy điện sử dụng CTR với tổng công suất lắp đặt khoảng 1290 MW trên toàn quốc.

Về tiêu chí lựa chọn Công nghệ xử lý chất thải rắn, GS.TS. Đặng Kim Chi cho biết, có 5 nhóm tiêu chí chung được sử dụng để đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn là: Hiệu quả xử lý ô nhiễm; Chi phí kinh tế; Trình độ hiện đại của thiết bị và công nghệ xử lý, vận hành, tiện lợi; Phù hợp với điều kiện Việt Nam; An toàn về mặt môi trường. Tùy thuộc từng loại hình công nghệ xử lý mà mức độ ưu tiên các tiêu chí sẽ khác nhau.

Ông Nguyễn Linh Ngọc – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam 

Thảo luận với chủ đề “Vấn nạn từ rác thải và những rào cản, khó khăn, thách thức khiến các nhà đầu tư về công nghệ điện rác tối ưu chưa được “dụng võ” tại Việt Nam?” TS. Nguyễn Linh Ngọc – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam chia sẻ: Hiện nay Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề xử lý điện rác, chúng ta có cơ chế để triển khai phương án này trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề khó khăn hiện nay là vị trí chôn lấp rác khó có thể hoàn nguyên. Bên cạnh đó công nghệ tiên tiến là rất tốt nhưng thực chất chi phí đầu tư rất lớn, nhà đầu tư cần tập trung vào vấn đề kinh phí trước khi lựa chọn công nghệ.

Nếu ta triển khai cần phải có nhiều thời gian nghiên cứu, đánh giá công nghệ xem là có thể phát triển được hay không? Việc giảm bớt chi phí, giảm bớt thủ tục để các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào công nghệ. Về vấn đề chính sách – phương án, quy mô cần nghiên cứu kĩ để áp dụng cho phù hợp.

Theo các chuyên gia, công nghệ đốt rác của chúng ta đều tốt. Các lò không có lỗi, lỗi ở đây là việc phân loại rác thải chúng ta không thể làm được. Nếu không phân loại rác được thì công nghệ nào cũng sẽ bó tay.

Ngoài ra, tại buổi Tọa đàm các chuyên gia và đại diện công ty chuyển giao công nghệ cũng đã thảo luận, góp ý về thực trạng, ô nhiễm rác thải, đưa ra giải pháp thúc đẩy và phát triển dự án công nghệ điện rác tại Việt Nam.

Minh Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Khó khăn trong phát triển công nghệ điện rác tại Việt Nam
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.