Xâm nhập mặn diễn ra trên địa bàn hai huyện Hòn Đất, Kiên Lương với tổng diện tích 1.598 ha; trong đó, huyện Hòn Đất chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 525 ha trồng lúa bị nhiễm mặn trên 70% trong tổng số 1.300 ha bị ảnh hưởng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, nguyên nhân là do trên địa bàn huyện Kiên Lương chủ yếu là các cống nhỏ, phân ranh vùng mặn – ngọt ở xã Bình Trị do địa phương quản lý chưa đảm bảo việc vận hành, một số người dân tự ý mở cửa cống để lấy nước mặn qua cống vào các kênh nội đồng để phục vụ nuôi trồng thủy sản. Đồng thời tại các khu vực này, tình hình sản xuất lúa, tôm đan xen, sử dụng chung kênh cấp, thoát nước.
Gần 1.600 ha lúa tại Kiên Giang bị ảnh hưởng nặng nề do hạn, mặn
Sau khi được thông tin dự báo tình hình hạn mặn năm nay sẽ vượt mặt trận hạn mặn lịch sử năm 2016, tỉnh Kiên Giang công bố tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng cấp độ 1, các địa phương trong tỉnh đã khẩn cấp triển khai nhiều hoạt động ứng phó công bố tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng cấp độ 1, các ngành, địa phương trong tỉnh đã khẩn cấp triển khai nhiều hoạt động ứng phó.
>>> Từ tháng 3 đến 5, xâm nhập mặn nhanh chóng lan rộng đến Trung Bộ
Bên cạnh việc chủ động vận hành hệ thống cống trên tuyến đê biển Hòn Đất – Kiên Lương, huyện Giang Thành, thành phố Rạch Giá và khu vực sông Cái Bé thuộc huyện Châu Thành (55 cống), vùng U Minh Thượng (17 cống), dự án thủy lợi Ô Môn – Xà No (35 cống) để ngăn mặn, giữ ngọt… các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng mặn cũng đã triển khai thực hiện gia cố, đắp mới các đập ngăn mặn theo thời vụ để bảo vệ lúa trong vụ đông xuân 2019-2020 và tiếp tục phòng, chống hạn mặn cho vụ hè thu 2020.
Theo đó, tỉnh này đã triển khai đắp 195 đập. Tuy nhiên, trên thực tế hạn mặn vẫn “rò rỉ” tại nhiều nơi khiến cây lúa chịu thiệt hại nặng nề.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở NNPTNT Kiên Giang, hiện tổng diện tích lúa đông xuân 2019-2020 bị thiệt hại do hạn mặn đã lên trên 2.000ha, tập chủ yếu tập trung tại các địa phương, Hòn Đất, Kiên Lương, U Minh Thượng…
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tình trạng xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra gay gắt trong tháng 3/2020. Đặc biệt trong các ngày từ 7 – 15/3/2020 xâm nhập mặn khả năng ở mức cao nhất từ đầu mùa khô, mức xâm nhập mặn sẽ tương đương và cao hơn đợt mặn cao điểm giữa tháng 2/2020 và cùng kỳ tháng 3/2016, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang đôn đốc Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục theo dõi tình hình hạn, xâm nhập mặn để kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó; tuyên truyền, vận động người dân kiểm tra chất lượng nước trước khi bơm tưới, tích trữ sử dụng nguồn nước một cách khoa học, tiết kiệm, hợp lý; khuyến cáo người dân không xuống giống vụ Xuân Hè, tập trung cho sản xuất vụ Hè Thu đúng lịch thời vụ nhắm tránh rủi ro do hạn, mặn gây ra trong đầu vụ.
Mai Anh (T/h)