– Nhiều cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm tại Kiên Giang vẫn chưa chấp hành đúng theo quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm, dẫn đến nhiều vụ ngộ độc. Nên công tác truyền thông để các doanh nghiệp trong ngành hiểu rõ vai trò, trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng là vô cùng cần thiết.
>>> Người dân Củ Chi khiếp hãi vì mùi hôi ở kênh Thầy Cai
>>> Dự án đầu tư nghìn tỷ bị bỏ hoang trên đất vàng
Công tác an toàn thực phẩm hiện nay đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm và thực sự là cả hệ thống chính trị đã và đang vào cuộc. Ban Bí thư đã có Chỉthị số 08-CT/TWngày 21/10/2011 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thịsố 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, trong đó gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương và Chỉ thị số 17/CT-TT ngày 16/08/2018về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban bí thư, Thủ tướng chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cùng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã đề ra Kế hoạch phối hợp số 13 6/KHPH-UBND-MTTQ ngày 06/12/2016 về vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 và UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 2694/CT- UBND ngày 01/12/2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, trong đó gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm từ tỉnh đến các địa phương.
Đồng thời, chỉ đạo tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chính quyền tại các huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn tạo ra sự chuyển biến nhanh, tích cực về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
Kiểm soát tốt hơn về nguồn gốc thực phẩm và quá trình lưu thông trên thị trường, bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở thực phẩm trên địa bàn để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật. Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng thẩm quyền, góp phần tích cực đưa hoạt động trong lĩnh vực an toàn thực phẩm vào ổn định, giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
Ngoài các hoạt động thường xuyên bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, “Tháng hành động” năm 2019 còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn.
Gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội trong đảm bảo an toàn thực phẩm; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương. Công khai các cơ sở, cá nhân bị vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật.
Trương Anh Sáng