Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long vừa có báo cáo kết quả Đánh giá ổn định bờ sông Cổ Chiên (khu vực từ rạch Cái Cá đến rạch Bà Bóng) tỉnh và kiến UBND tỉnh nhiều giải pháp nhằm xử lý khắc phục sạt lở.
Trước đó, tại tổ 9, tổ 10, ấp Bình Thuận 1, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ xảy ra sạt lở ăn sâu vào đất liền 400m, dài 500m, gây thiệt hại 12 căn nhà, 1 nhà xưởng cùng nhiều tài sản khác.
Sau vụ sạt lở, Chi cục Thủy lợi (Sở NN-PTNT Vĩnh Long) thuê Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam khảo sát, tìm nguyên nhân.
Dự án được thực hiện trên dòng sông Cổ Chiên, từ rạch Cái Cá đến rạch Bà Bóng, thuộc địa bàn TP Vĩnh Long và huyện Long Hồ.
Kết quả cho thấy, các nguyên nhân làm thay đổi địa hình lòng sông và sạt lở bờ Cổ Chiên do tác động của con người là chính.
Kiến nghị dừng khai thác cát từ cầu Mỹ Thuận đến phà Đình Khao 1
Khai thác cát trên sông Cổ Chiên.
Dòng chảy lũ, triều cũng có ảnh hưởng, nhưng thời gian tác động dài.
Một yếu tố khác là do giảm bùn cát từ thượng nguồn. Tác động của sóng gió, sóng tàu thuyền nhỏ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị UBND tỉnh Vĩnh Long xem xét, chỉ đạo dừng các hoạt động khai thác cát từ cầu Mỹ Thuận đến phà Đình Khao. Đánh giá lại quy hoạch khai thác cát trên toàn bộ sông Tiền, sông Cổ Chiên qua tỉnh Vĩnh Long.
Thường xuyên đo đạc theo dõi, đánh giá tổng thể hệ thống lòng dẫn sông và ổn định bờ sông khu vực này. Quản lý các hoạt động xây dựng của người dân dọc theo bờ sông.
Nghiêm cấm việc gia tải, chất tải sát bờ sông. Đặc biệt là phạm vi thượng và hạ lưu khu vực sạt lở phía xã Hòa Ninh, xã An Bình thuộc cù lao An Bình (huyện Long Hồ). Xây dựng hành lang dự báo sạt lở dọc theo bờ sông Tiền.
Đối với các công trình bảo vệ bờ phía phường 1, TP Vĩnh Long, trước mắt cần sửa chữa phần trên bờ. Tại vị trí đã xảy ra sụt lún, tránh làm mất ổn định tổng thể. Về lâu dài, cần xử lý phần dưới nước, nghiêm cấm các hoạt động làm gia tải lên khu vực kè đã xảy ra sụt lún.