Theo các nghệ nhân ẩm thực, mâm cỗ ngày Tết miền Bắc thường chú trọng hương vị thơm ngon của món ăn, đầy đủ sắc màu tượng trưng bốn mùa trong năm.
Mâm cỗ miền Bắc được bày biện tỉ mỉ, đẹp mắt, tối thiểu cần có 4 bát, 4 đĩa. Điều này tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn hướng. Những gia đình có điều kiện và thời gian thì có thể làm 6 bát, 6 đĩa, thậm chí 8 bát, 8 đĩa…
Bốn bát gồm: 1 bát chân giò lợn hầm măng lưỡi, 1 bát bóng thả, 1 bát miến và 1 bát mọc nấm thả. Ngoài ra, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm 1 bát su hào thái chỉ ninh kỹ, 1 bát chim hầm để nguyên cả con, 1 bát gà tần. Nhiều gia đình giàu có xưa còn bày bào ngư, vi cá để mâm cỗ thêm đầy đặn, sang trọng.
Bốn đĩa gồm: 1 đĩa thịt gà luộc, 1 đĩa thịt lợn, 1 đĩa giò lụa, 1 đĩa chả quế. Một số gia đình có thể bày thêm đĩa thịt đông, món ăn đặc trưng cho những ngày lạnh ở miền Bắc. Các gia đình cũng có thể bày lên mâm cỗ đĩa giò thủ, đĩa xào hạnh nhân, đĩa cá kho riềng, đĩa nộm su hào hoặc nộm rau cần và nem rán.
Món tráng miệng gồm có: Mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho... Mỗi món chỉ bày vào một bát hay đĩa nhỏ giúp mâm cỗ Tết đa dạng, hài hòa.
Các món ăn ngon trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc rất đa dạng. Mỗi món ăn trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc đều mang hương vị và ý nghĩa riêng.
Gà luộc
Trong mọi mâm cỗ thì không thể thiếu đi món gà luộc, và trong những ngày tết cũng không phải ngoại lệ. Mặc dù đây là món ăn rất giản đơn nhưng lại là một trong những nét rất đặc trưng của mâm cỗ tại miền Bắc. Những miếng thịt gà săn chắc ăn kèm cùng lá chanh, chấm muối chanh ớt dù mộc mạc nhưng lại làm rất nhiều người thương nhớ hương vị.
Xôi gấc
Ngoài những món ăn nói trên, xôi gấc cũng là món được ưa chuộng vì hương vị thơm ngon và màu sắc tươi sáng tượng trưng cho những may mắn, hạnh phúc của đôi lứa. Vì vậy không chỉ những ngày Tết mà xôi gấc cũng được xuất hiện rất nhiều vào những dịp lễ hay ngày rằm.
Không chỉ có thể hầm hay luộc, nồi nấu phở điện còn có thể đồ xôi và cho ra thành quả không kém phần hấp dẫn và thơm ngon như phương pháp nấu truyền thống.
Giò lụa
Những miếng giò lụa đậm đà, thơm ngon, giòn dai trên mâm cỗ Tết, không chỉ khiến trẻ con mà người lớn cũng rất ưa thích. Giò lụa là món ăn thoạt nhìn có vẻ ngoài rất đơn sơ nhưng để làm ra được những miếng giò lụa tươm tất trên đĩa lại yêu cầu kĩ thuật và sự kiên nhẫn rất cao.
Nem rán
Những cuốn nem vàng óng với nhân thịt băm đậm đà luôn khiến chúng ta thương nhớ bởi hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Đây là món ăn chứa đầy đủ tinh bột, thịt và rau củ nhưng lại không hề rời rạc mà hoà quyện lại và tạo nên một món ăn truyền thống trong mâm cỗ Tết của miền Bắc. Món ăn này thường được ăn cùng nước mắm pha cùng hành tây, cà cốt, đu đủ thái lát để giải ngấy.
Miến măng gà
Sau khi luộc gà, nước dùng thường được tận dụng để chế biến món miến măng gà này. Với sự kết hợp của miến và măng khô, món ăn này không chỉ dễ làm mà còn rất thích hợp ăn vào thời tiết lành lạnh của dịp Tết. Món ăn này cũng có thể được nấu bằng nồi nấu phở điện để cho ra nồi nước dùng thơm ngon, trong vắt mà không hề bị vẩn đục nhờ thanh nhiệt công suất cao.
Dưa hành
Đây thường là món ăn kèm để làm giảm đi độ ngấy vô cùng hiệu quả của những đồ ăn dầu mỡ khác trong mâm cỗ Tết. Món dưa hành ngon sẽ có độ chua mặn vừa phải mà không hề bị hăng hay đắng. Cách làm món ăn này cũng rất đơn giản và không cầu kì, mọi người đều có thể tham khảo để làm cho gia đình 1 hũ dưa hành và thưởng thức trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 năm nay nhé!
Canh bóng thả
Ngoài miến măng gà thì canh bóng thả cũng là một món nước quen thuộc đối với người dân miền Bắc. Đây là món ăn rất phù hợp với thời tiết khô hanh, giúp giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh vào dịp Tết. Món canh bóng thả được nấu từ nhiều loại rau củ và thịt nên nước dùng thanh và trong.
Bánh chưng
Bánh chưng là món ăn đã có lịch sử lâu đời trong nền văn hoá ẩm thực của Việt Nam. Không chỉ là một món ăn thông thường, đây còn là món ăn thể hiện cho sự biết ơn và lòng thành kính với đất trời của mỗi người. Vì những yếu tố đó, bánh chưng là món ăn đặc biệt quan trọng trong mỗi dịp Tết đến xuân về.