Ảnh minh họa
Quả mận
Mận chứa chất tạo màu xanh tím gọi là anthocyanins có thể tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Chúng còn rất dồi dào chất xơ, vitamin C và K. Khi chọn mận, bạn nên để ý đến độ mềm của trái. Mận có thể được lưu trữ trong tủ lạnh vài ngày.
Tỏi, hành, hẹ và các loại rau thơm
Hành và hẹ làm tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch tự nhiên của cơ thể người, làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Hành tây có đặc tính làm tăng số lượng bạch cầu, rất cần thiết trong việc chống lại mầm bệnh.
Đặc biệt, tỏi cũng có tác dụng rất tích cực đến hệ miễn dịch do giàu phytonutrient, garlicin và selen, những chất giúp cơ thể chống lại bệnh tật, nhất là cảm cúm. Cách tốt nhất là ăn tỏi tươi. Nên ăn 3–5 tép tỏi tươi hoặc khô mỗi ngày hoặc chế biến thành tương tỏi, rượu tỏi…
Nấm
Nghiên cứu cho thấy nấm có đặc tính kháng virus tự nhiên giúp cơ thể con người chống lại bệnh cúm. Nấm thúc đẩy quá trình sản sinh ra cytokine giúp chống lại virus cúm. Nấm cũng có chứa polysaccharides – loại hợp chất hỗ trợ hệ miễn dịch. Tối ưu hóa hệ miễn dịch của bạn bằng cách phối hợp các loại nấm tốt với nhau trong bữa ăn, như nấm hương, nấm khiêu vũ (maitake) và nấm linh chi sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại được các bệnh viêm đường hô hấp.
Tăng lượng rau củ đắng
Trong bữa ăn nên chọn các loại rau đắng như khổ qua, rau má… để tránh nhiễm trùng da và dị ứng. Bạn sẽ nhận được hầu hết các lợi ích nếu ăn chúng dưới dạng đun sôi. Thêm rau đắng trong chế độ ăn uống sẽ giúp loại bỏ các nhiễm trùng da.
Quả vải
Vải rất giàu vitamin B, C và kali, có thể ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như các bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Vải còn giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể lưu trữ vải trong vòng 2-3 ngày ở nhiệt độ phòng bình thường, sau đó thì nên cất chúng trong tủ lạnh.
Xoài
Xoài chứa nhiều vitamin rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt xoài là loại trái cây dễ tìm trong mùa này.
Ăn xoài có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, các bệnh theo mùa. Ngoài ra, chúng còn có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, bệnh tim, chúng cũng có lợi cho sức khỏe của não, tốt cho đường tiêu hóa.
Lê
Lê là loại trái cây giàu chất xơ, tiêu thụ lê có thể giúp giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh viêm ruột, trầm cảm,… Tiêu thụ lê cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ loãng xương.
Mít
Trong mít có chứa các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, phytochemical,…và các khoáng chất. Mít có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm. Mít còn là nguồn cung vitamin C giúp chống oxy hóa, do đó tiêu thụ mít có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Dứa
Trong dứa có chứa bromelai, hợp chất này có thể giúp kháng sinh và chống viêm. Ngoài ra, dứa còn có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh theo mùa và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Lời khuyên về sức khỏe cho mùa mưa
– Tránh đi trong vũng nước vì có vi trùng có thể xâm nhập vào chân và gây nhiễm trùng.
– Tránh ăn thực phẩm ngoài đường, uống nước ven đường và rau sống vì chúng không vệ sinh trong mùa mưa.
– Có thuốc chống côn trùng bên cạnh.
– Dùng thức ăn nóng và đồ uống nóng trong mùa mưa.
– Làm khô bàn chân ngay lập tức sau khi bị ướt mưa.
– Giữ cho cơ thể khô và ấm để tránh cảm lạnh và ho.
– Không nên ở quá lâu trong các phòng máy lạnh.
Mai An