Hai dự luật giống hệt nhau – một được giới thiệu trong quốc hội và một tại Thượng viện – cam kết giảm 75% nhựa trên toàn tiểu bang trong vòng 10 năm. Nếu được thông qua luật, chính quyền sẽ yêu cầu các nhà sản xuất đảm bảo rằng tất cả các bao bì sử dụng một lần được sản xuất, bán và phân phối ở California có thể tái chế hoàn toàn hoặc có thể phân hủy vào năm 2030. Các công ty không tuân thủ có thể bị phạt tới 50.000 đô la mỗi ngày.
Các nhóm bảo vệ môi trường tại Mỹ cho rằng, điều luật này rất có ý nghĩa vì nó buộc các công ty hùng mạnh phải sử dụng các sản phẩm dùng một lần giá rẻ để góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm đang xảy ra trầm trọng ở tất cả các quốc gia.
“Bao bì nhựa sử dụng một lần là một sự tiện lợi ‘liều lĩnh’. Tuy nhiên, chúng tôi không thể đổ hết trách nhiệm cho người tiêu dùng để giải quyết vấn đề. Chúng ta phải cùng nhau chung tay giải quyết” – Geoff Shester thuộc nhóm vận động bảo vệ môi trường Oceana cho biết.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, dự luật này cũng vấp phải sự phản đối từ ngành công nghiệp nhựa và các nhà sản xuất hàng tiêu dùng. Một số người chỉ trích rằng điều luật là dư thừa, vì nhiều nhà sản xuất lớn – bao gồm Nestle, Procter & Gamble, Pepsi và Unilever – đã cam kết giảm chất thải bao bì. Nhưng những người ủng hộ dự luật nói rằng chính phủ cần phải giám sát chặt chẽ các tập đoàn lớn có làm theo những gì họ cam kết.“Vẫn chưa rõ các hệ thống mới này sẽ hoạt động như thế nào” – Julia Stein – một luật sư giám sát của văn phòng luật môi trường UCLA bày tỏ quan điểm. Julia không tham gia vào việc soạn thảo dự luật trên luật. “Nhưng việc thông qua các dự luật chắc chắn là một bước đầu tiên lớn” – cô nói.
Hiện tại, chưa đến 10% nhựa được bán ra ở Mỹ mỗi năm được tái chế. Phần lớn chúng bị vứt tại các bãi rác, một phần trong số đó bị đốt cháy và hàng triệu tấn nhựa trôi nổi trong đại dương. Một cuộc điều tra gần đây của Guardian cho thấy các thành phố trên khắp đất nước Mỹ không còn tái chế nhiều loại nhựa được bỏ vào thùng tái chế, một phần là do lệnh cấm của Trung Quốc đối với việc nhập khẩu chất thải nhựa từ Mỹ. Các trung tâm tái chế trên khắp Hoa Kỳ cũng đang gặp khó khăn. Sự sụt giảm giá trị phế liệu gần đây cũng là một trong số những nguyên nhân làm đóng cửa nhà điều hành trung tâm tái chế lớn nhất California RePlanet và sa thải 750 nhân viên vào tháng hồi tháng 8.
Một dư luật khác cũng đang được xem xét ở California nhằm mục đích tăng nhu cầu về nhựa tái chế và thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế đang gặp khó khăn bằng cách yêu cầu các nhà sản xuất đồ uống tăng lượng chất tái chế trong chai nhựa trong thập kỷ tới.
Thanh Hương (T/h)