Nâng cao trách nhiệm của các địa phương trong việc khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Tuấn Kiệt|24/06/2022 09:43
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Giao quyền trách nhiệm ở địa phương cấp huyện, xã những người trực tiếp thực hiện là giải pháp quan trọng trong việc đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân các địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam.

Tình trạng suy kiệt nguồn nước cả trên bề mặt và nước dưới đất ở nhiều vùng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Ngoài nguyên nhân khách quan do diễn biến theo quy luật tự nhiên, do điều kiện khí hậu, thủy văn, do tác động của biến đổi khí hậu, còn do tác động của con người khai thác vào các mục đích kinh tế khác nhau, sử dụng lãng phí, gây ô nhiễm, kiểm soát xả thải ra môi trường chưa được kiểm soát tốt... khiến nguồn nước suy giảm, nước sạch đang ngày càng khan hiếm.

Biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ nét, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt, tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang làm đảo lộn cuộc sống của người dân miền núi không chỉ mùa nắng hạn mà ngay cả khi mưa lũ.

nuoc-sinh-hoat-1.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam”

Nói về những thách thức từ vấn đềsuy giảm nguồn nước sạch, theo Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Nước là khởi nguồn của sự sống, hết sức quan trọng, bên cạnh vai trò thiết yếu, việc sử dụng nước không đảm bảo, theo số liệu của WHO, Tổ chức Môi trường thế giới, nước không hợp vệ sinh là nguyên nhân 90% các loại bệnh tật sức khỏe con người.

Hơn 10 năm trước, tôi đã được tham dự triển khai thực hiện một dự án có ý nghĩa về môi trường gồm 3 tỉnh: Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Nam nhằm nâng cao điều kiện dân sinh, đặc biệt trong đó vấn đề điều kiện nước sạch sinh hoạt rất khó khăn, tại huyện Tây Giang (Quảng Nam) đã chứng kiến khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, địa hình miền núi, bà con dân tộc thiểu số có nhiều thách thức, hơn 10 năm qua chứng kiến những đổi thay của huyện trong nâng cao đời sống, cũng như điều kiện nước sạch, sự nỗ lực của địa phương đã có những cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn gặp nhiều khó khăn về sử dụng nước sạch sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ thập niên 80, Chính phủ đã đưa các chương trình cung cấp nước sạch sinh hoạt, đặc biệt cho các khu vực nông thôn miền núi, phối hợp với các tổ chức thế giới đáp ứng yêu cầu sử dụng nước sạch. Có thể thấy từ những giai đoạn đổi mới đất nước vấn đề nước sạch được các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương đặc biệt quan tâm.

Bàn luận về chính sách, quy định hiện nay đồng bộ dẫn đến việc không kêu gọi được việc xã hội hóa trong ngành nước, Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng cho hay: Về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác xã hội hóa, phát triển ngành nước đều đã có. Ngay từ rất sớm Chính phủ đã quan tâm, như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Tài nguyên nước, chủ trương chung là xã hội hóa, nước sạch vệ sinh miền núi càng được quan tâm khuyến khích xã hội hóa.

Chủ trương đã có, nhưng thực hiện chủ trương ra sao lại không hề đơn giản, đối với một tỉnh miền núi có những đặc thù riêng, phần lớn diện tích rừng phòng hộ, việc bảo vệ rừng làm hạn chế phát triển kinh tế, sản xuất, dịch vụ khác.

Bên cạnh chủ trương chính sách, Nhà nước cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ giá đầu tư tối thiểu về hạ tầng, thu hút về đầu tư phát triển miền núi trong đó phát triển cung cấp nước sạch.

Tại huyện Tây Giang, nguồn nước hợp vệ sinh có thể phải lấy rất xa, cách 7-8km dân nước về khu vực dân cư của bà con, đầu tư đường ống quản lý bền vững về lâu dài lại là vấn đề, về quản lý cũng như ý thức của người sử dụng, còng rất nhiều vấn đề cung cấp nước sạch, liên quan đến các ngành khác nhau.

Vấn đề quy hoạch là vấn đề căn cơ, còn nhiều vấn đề khác để phát triển bền vững. Cần có những chính sách riêng cụ thể để cho doanh nghiệp đầu tư phát triển lâu dài.

nuoc-sinh-hoat.jpg
Nhiều con suối cạn kiệt nguồn nước

Sự phân bố nguồn nước không đồng đều trên cả nước đã dẫn đến tình trạng thiếu nước theo mùa ở nhiều nơi. Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng cho biết: Nước thiên nhiên thuộc nhóm quốc gia không quá là thiếu nước, nguồn nước dồi dào nhưng lại thay đổi rất lớn theo mùa, tại các tỉnh miền núi đến mùa khô gặp rất nhiều khó khăn về nước sinh hoạt cũng như phục vụ cho hoạt động sản xuất đây là bài toán không hề đơn giản.

Để khắc phục tình trạng này, đầu tiên rà soát lại công tác quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch cụm dân cư, quy hoạch phát triển ngành nghề phù hợp để người dân tiếp cận nguồn nước và có nguồn nước bền vững.

Để làm việc này, cần triển khai đến từng địa phương cần nỗ lực hơn nữa.

Chính sách đã có, tphải giao quyền, trách nhiệm ở địa phương cấp huyện, xã những người trực tiếp thực hiện.

Và vấn đề sau khi được Nhà nước cũng như việc được tư nhân dầu tư, nó còn vấn đề việc quản lý làm sao cho bền vững cũng là bài toán, việc giao cho xã có thể nhận thấy năng lực quản lý cũng còn nhiều bất cập, thiếu nguồn lực, huyện đã có chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên, tuy nhiên về vai trò trách nhiệm của người quản lý trực tiếp cần phân cấp cụ thể hơn để quản lý vận hành hiệu quả hơn.

Chiến lược cung cấp nước sạch quốc gia đến 2025, tại khu vực đô thị đạt 100%, nông thôn là 75%, có thể nhận thấy tại huyện Tây Giang đạt khoảng 60%, chỉ còn 3 năm nữa mục tiêu đạt 75% còn khá xa, địa phương cần có nỗ lực lớn hơn nữa.

Bài liên quan
  • Tọa đàm trực tuyến: “Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam”
    Sáng nay, ngày 24/6/2022, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống phối hợp với UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam” tại Hội trường UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm ra các giải pháp quản lý, sử dụng, khai thác nước sạch theo phương thức tổng hợp và toàn diện, phù hợp với vùng miền, nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Nâng cao trách nhiệm của các địa phương trong việc khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.