Lễ Thượng Tiêu
Nổi bật trong số các địa điểm du xuân ở Huế là kinh thành Huế.Vào dịp Tết Nguyên đán, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức rất nhiều hoạt động vui tết tại hoàng cung phục vụ nhân dân, du khách.
Du khách được hòa mình, trải nghiệm những hoạt động cùng phong tục đón tết truyền thống và tham quan các công trình tiêu biểu tại hoàng cung (Đại nội Huế) như Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Tử Cấm Thành, Thế Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh hay Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.
Một trong những nghi lễ đặc sắc được tái hiện vào ngày 23 tháng chạp hàng năm là lễ Thượng Tiêu (hay còn gọi là dựng nêu) tại Thế Miếu và điện Long An.
Dựng nêu – một nghi lễ quan trọng vào đầu năm mới của triều Nguyễn, hiện nay trở thành một truyền thống không thể thiếu ở khu di sản Huế.Ngoài những quan niệm tâm linh của dân gian, lễ dựng nêu của triều Nguyễn còn có mục đích báo hiệu ngày tết đã tới.
Hai cây nêu được làm bằng tre dài hơn 15m và được chặt tận gốc. Đỉnh nêu được buộc các lễ vật gồm bùa hay ấn vàng dùng để cúng tế thần linh, xua đuổi tà ma và cầu cho một năm mới an lành.
Đu tiên ngày xuân tại xã Điền Hòa, huyện Phong Điền
Lễ hội Đu tiên
Hàng năm cứ vào ngày mùng 2 Tết, người dân xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, lại nô nức tổ chức lễ hội đu tiên. Trong tiết trời tuyệt đẹp những ngày đầu năm mới, giữa khoảng đất rộng, cây đu tiên chuẩn bị từ nhiều ngày trước được buộc chắc chắn đặt giữa sân.
Trong tiếng reo hò của người xem, nam thanh nữ tú trong những bộ quần áo sặc sỡ sau khi được trang bị thiết bị bảo hộ chắc chắn sẽ bước lên chiếc đu, cố gắng đu thật cao và lâu. Hình tượng phất phơ như tiên bay lượn trong gió, nên gọi là đu tiên.
Ngoài việc phải đu cho thật cao, người chơi còn phải nhún sao cho đẹp mắt, phải tạo đà sao cho đu càng cao càng tốt. Tay của người chơi chạm cờ đỏ thì đó là người chiến thắng và chuyển sang tranh tài ở giải khác.
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã có bài thơ Đánh đu, nói về mùa Xuân thông qua trò chơi dân gian truyền thống:
“Tám cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông.
Trai đu gối hạc khom khom cật,
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phất phới.
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân ai biết xuân chăng tá!
Cột nhổ đi rồi, lỗ bỏ không”.
Theo Sách Đại Việt sử ký toàn thư: “Ất Tị, năm thứ tám niên hiệu Đại Trị đời Trần Dụ Tông (1363)…, mùa xuân, tháng Giêng, người Chiêm Thành đến bắt dân ở châu Hóa. Hàng năm, cứ đến mùa xuân tháng Giêng, con trai, con gái họp nhau đánh đu ở Bà Dương”.
Như vậy, từ thế kỷ 12 đã ghi nhận sự thịnh hành của trò chơi dân gian này, qua đó cũng thấy được sự hoà nhập hết sức tự nhiên của đánh đu trong cuộc sống và lễ hội của người Việt.
Lễ hội Bài chòi
Bài chòi là một trong những lễ hội đầu xuân phổ biến ở miền Trung. Người xưa có câu: “Đầu năm bói toán đâu xa/Bài chòi một hội biết là rủi may”. Do đó, trong không khí vui tươi rộn rã, người dân trong một làng sẽ cùng nhau tham gia đánh bài chòi để vui chơi, giải trí và cầu may, cầu lộc đầu năm.
Từ mùng 1-10 Tết, dân làng Thanh Thủy Chánh (xã Thủy Thanh, Hương Thủy) lại tổ chức lễ hội Bài chòi, thu hút từ người già đến trẻ em tham gia hoặc đến đây theo dõi. Làng Thanh Thủy Chánh cũng là nơi duy nhất còn gìn giữ nét văn hóa truyền thống độc đáo này. Không gian lễ hội ngập tràn tiếng cười bởi những câu vè, điệu hò dí dỏm được lấy từ ca dao xưa hoặc tự sáng tác, gần gũi đời thường của người rao bài.
Lễ hội Bài chòi: Bài chòi là một trong những lễ hội đầu xuân phổ biến ở miền Trung. Người xưa có câu: “Đầu năm bói toán đâu xa/Bài chòi một hội biết là rủi may”. Do đó, trong không khí vui tươi rộn rã, người dân trong một làng sẽ cùng nhau tham gia đánh bài chòi để vui chơi, giải trí và cầu may, cầu lộc đầu năm.
Từ mùng 1-10 Tết, dân làng Thanh Thủy Chánh (xã Thủy Thanh, Hương Thủy) lại tổ chức lễ hội Bài chòi, thu hút từ người già đến trẻ em tham gia hoặc đến đây theo dõi. Làng Thanh Thủy Chánh cũng là nơi duy nhất còn gìn giữ nét văn hóa truyền thống độc đáo này. Không gian lễ hội ngập tràn tiếng cười bởi những câu vè, điệu hò dí dỏm được lấy từ ca dao xưa hoặc tự sáng tác, gần gũi đời thường của người rao bài.
Lễ hội Cầu Ngư
Các lễ hội ngày tết xứ Huế diễn ra rất hấp dẫn, trong đó cólễ hội cầu ngư tại làng Thai Dương Hạ, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà. Đây là lễ hội cầu ngư “tam niên đáo lệ”, 3 năm 1 lần sẽ tổ chức long trọng nhất so với truyền thống hàng năm, diễn ra từ 10-12 tháng giêng âm lịch.
Trong lễ hội, mọi người sẽ chuẩn bị những trang phục ngư dân xưa sẽ thực hiện phần nghi lễ trang trọng và không kém phần thú vị nhằm tái hiện lại khung cảnh sinh hoạt, lao động trên sông nước. Lễ hội có sự tham gia đầy đủ các tầng lớp từ người lớn tuổi cho đến những trẻ nhỏ ở địa phương.
Người dân Huế cho biết cầu ngư nhằm mục đích cầu cho mưa thuận, gió hòa và tất cả ngư dân của làng làm ăn được gặp nhiều may mắn.
Lễ hội vật làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang
Hội vật làng Sình
Dù ai đi đó đi đây
Ngày Mười hội vật nhớ quay về Sình”
Đó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hãy nhớ ngày mồng mười tháng giêng âm lịch hằng năm quay về làng Sình (Lại Ân), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang để xem đấu vật.
Đầu xuân mới cũng là thời điểm các Lễ hội, hội làng khởi sắc. Ngoài các lễ nghi truyền thống, các tiết mục biểu diễn nghệ thuật, các môn thể thao dân gian truyền thống như thi kéo co, chọi gà, chọi trâu, thả diều, đá cầu, cờ người, vật… đã thu hút đông đảo người xem trên cả nước. Trong đó, đấu vật là một trong những môn thể thao rất được ưa chuộng và trở thành một tục lệ, truyền thống không thể thiếu trong các Lễ hội đầu năm. Trải qua hơn 400 trăm năm phát triển, sới vật làng Sình đã trở thành một trong những hoạt động văn hoá mang đậm tinh thần thượng võ của người dân xứ Huế, đồng thời phát huy những truyền thống văn hóa của dân tộc.
Trong vòng tròn được bao bọc xung quanh là các cổ động viên, những đô vật sẽ đấu theo hình thức đối kháng, loại trực tiếp để vào vòng trong. Người thắng phải vật “lấm lưng trắng bụng” đối thủ (vật để đối thủ chạm lưng xuống đất) với tinh thần thượng võ được đặt lên hàng đầu.
Ngoài yếu tố tâm linh trong lễ hội vật như cầu mong cho dân làng khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt và cuộc sống ấm no, hạnh phúc còn là hoạt động mang đậm tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm và mưu trí trong giới trẻ.
Lễ hội Đua ghe
Vào mùng 7, mùng 8 Tết, hai bên bờ sông Vực thuộc thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền) và ở phường Thủy Châu (thị xã Hương Thủy) nhộn nhịp hẳn lên bởi tiếng hò reo của những cổ động viên dành cho các đội đua ghe.
Không khí càng về cuối càng nhộn nhịp hơn khi các đội thi gắng sức cán đích. Ngoài ra, hội đua ghe cũng được tổ chức tại vịnh Lăng Cô, huyện Phú Lộc, vào sáng mồng 6 Tết. Nơi đây trở thành một điểm nhấn du lịch gây nhiều hứng thú cho du khách thập phương khi đến Huế du xuân vào những ngày đầu năm.
Đua ghe đầu Xuân năm mới là hoạt động thể thao truyền thống của người dân sông nước các địa phương trong tỉnh Thừa Thiên – Huế với mong ước cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.Qua giải đua còn thể hiện “tinh thần thượng võ”, là dịp để người dân rèn luyện sức khỏe và khéo léo trong từng cuộc đua cũng như gắn liền với các hoạt động mưu sinh trên sông nước…
Trò chơi dân gian ngày xuân, không chỉ mang tính chất vui chơi giải trí, mà đằng sau còn có ý nghĩa tâm linh, ý nghĩ nhân văn, là món ăn tinh thần của người dân Việt. Là nét văn hóa độc đáo trong kho tàng dân gian Việt Nam.
Hải Phong