Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

17/07/2019 04:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát đe dọa đến sức khỏe của con người, nhất là trẻ em. Các nguyên nhân gây ra căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này là?

Sốt xuất huyết do siêu vi trùng Dengue gây ra, đây là căn bệnh truyền nhiễm phát triển mạnh, có mức độ lây lan nhanh nên vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh do siêu vi trùng tên là Dengue gây ra. Đường lây qua muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm.

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh dịch đã từng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới và đang bùng phát tại một số tỉnh thành ở nước ta. Bệnh có thể có thể dẫn tới tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết chủ yếu do virus dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes aegypti gây nên, chu kỳ lây nhiễm chủ yếu là: Đầu tiên muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue, tiếp theo virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi tiếp tục trong thời gian đó truyền bệnh cho người, virus đi vào cơ thể người rồi tiếp tục lại quay lại vòng tuần hoàn: muỗi Aedes hút máu từ cơ thể người bệnh rồi truyền sang cơ thể người lành.

Theo tổ chức y tế thế giới, sốt xuất huyết là mối đe dọa đến sức khỏe và là mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe cộng đồng của không ít quốc gia tại châu Mỹ và châu Á. Ước tính có khoảng trên dưới 50 triệu người bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết mỗi năm. Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra nhiều lần trong năm. Tuy nhiên trong thời gian mùa mưa dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát cao nhất.

Thông qua muỗi Aedes đốt, virus Dengue có thể lây từ người bệnh sang người lành, tuy nhiên virus này không lây trực tiếp từ người sang người. Virus Dengue có nhân ARN, thuộc nhóm Flavivirus, có bốn típ huyết thanh (D1, D2, D3, D4).

Các virut Dengue có kháng nguyên đặc hiệu của típ, có những kháng nguyên chung của nhóm, có những kháng nguyên đặc hiệu cho riêng từng típ, có thể gây phản ứng chéo một phần sau khi bị nhiễm một trong bốn típ.

Trong thời gian bị sốt, virus Dengue tồn tại ở trong máu bệnh nhân. Có thể tìm thấy kháng nguyên virus Dengue ở tuyến ức, đại thực bào, phổi, tế bào Kuffer ở gan, lách, tế bào monocyt ở máu ngoại biên.

Dịch sốt xuất huyết thường bùng phát vào đầu và cuối mùa mưa và có khả năng lây lan nhanh thành dịch. Bởi lẽ vào mùa mưa, muỗi vằn có khả năng phát triển mạnh, nhất là vào thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 do nhiệt độ, độ ẩm cao tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng và trứng muỗi phát triển thành bọ gậy (loăng quăng).

Hơn nữa, vào mùa mưa, đặc biệt trong trường hợp ngập lụt, nước thải, rác thải, vùng nước đọng là môi trường thuận lợi để muỗi và vi-rút sinh sôi, nguy cơ truyền bệnh là rất cao.

Thói quen sinh hoạt của người dân cũng là tác nhân tạo điều kiện cho muỗi có nơi trú ngụ, sinh sản: thùng rác đầy không đổ, bồn tắm ao bể tù đọng nước. Đặc biệt, nhiều gia đình hay không thường xuyên vệ sinh nước trong những cốc chén để trên bàn thờ hay lọ cắm hoa, nước trong các chậu cảnh lâu ngày không thay. Đây chính là địa điểm lý tưởng để muỗi vằn sinh nở.

Tú Anh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết