Mới đây, nhiều nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng san hô tẩy trắng hàng loạt đang lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn trên khắp thế giới. Đây là mối đe dọa lớn đối với hệ sinh thái đại dương và cuộc sống của con người. Hiện tượng san hô bị "tẩy trắng" xảy ra khi nước biển nóng lên, loại bỏ tảo cộng sinh, dẫn đến mất sắc tố rực rỡ và chỉ còn lại màu trắng tinh.
Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), kể từ tháng 2/2023, hiện tượng san hô tẩy trắng đã được ghi nhận tại 62 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 9 quốc gia so với cảnh báo hồi tháng 4. Đặc biệt, chính quyền Thái Lan đã phải đưa ra quyết định đóng cửa một hòn đảo du lịch nổi tiếng để bảo vệ hệ sinh thái san hô tại đây.
Báo cáo của NOAA cho thấy khoảng 60,5% các rạn san hô trên thế giới đã phải hứng chịu nhiệt độ ở mức gây ra hiện tượng tẩy trắng trong 12 tháng qua và đây là một con số kỷ lục. Con số này đang tiến gần đến mức kỷ lục 65,7% được ghi nhận vào năm 2017.
Nhiệt độ đại dương tăng kỷ lục là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Nước biển ấm lên đã khiến san hô đẩy tảo sống trong mô ra ngoài. Quá trình này khiến màu sắc rực rỡ của san hô biến mất, chỉ còn lại duy nhất màu trắng.
Theo ông Derek Manzello, điều phối viên chương trình Theo dõi Rạn san hô của NOAA, lưu ý tình trạng trên vẫn đang gia tăng cả về quy mô lẫn tác động và điều này có thể không xảy ra nếu không có biến đổi khí hậu.
Theo thông tin được đưa ra trong buổi họp báo khí hậu hàng tháng của NOAA, ông Derek Manzello cho biết tình trạng tẩy trắng san hô tại khu vực Đại Tây Dương ngoài khơi Florida và vùng Caribe đang ở mức báo động. Khoảng 99,7% rạn san hô tại đây đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là loài san hô Staghorn và Elkhorn.
Hậu quả của san hô tẩy trắng rất sâu rộng. San hô là hệ sinh thái quan trọng, cung cấp nơi sinh sống và thức ăn cho 25% các loài sinh vật biển. San hô bị tẩy trắng dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học, không chỉ ảnh hưởng đến "sức khỏe" của các đại dương mà còn đe dọa sinh kế của người dân, an ninh lương thực và các nền kinh tế địa phương.
Hiện tượng san hô tẩy trắng hàng loạt đang diễn ra là sự kiện thứ tư được ghi nhận trên thế giới, cùng với ba đợt khác xảy ra từ năm 1998 đến năm 2017. Các nhà khoa học cho rằng, đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy tác động của biến đổi khí hậu đối với đại dương.
Báo cáo của NOAA cho thấy khoảng 60,5% các rạn san hô trên thế giới đã phải hứng chịu nhiệt độ ở mức gây ra hiện tượng tẩy trắng trong 12 tháng qua và đây là một con số kỷ lục. Con số này đang tiến gần đến mức kỷ lục 65,7% được ghi nhận vào năm 2017. Theo ông Derek Manzello, trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2017, khoảng 14% rạn san hô trên thế giới đã chết.
NOAA dự báo trong những tháng tới, tình trạng san hô tẩy trắng có thể tiếp tục diễn ra ở các rạn san hô trên khắp châu Á, Mexico, Belize, Caribe và Florida (Mỹ).
Theo bà Karin Gleason, Trưởng bộ phận giám sát tại Trung tâm Thông tin môi trường quốc gia của NOAA, có đến 61% khả năng năm 2024 sẽ trở thành năm nóng nhất từng được ghi nhận và chắc chắn sẽ nằm trong Top 5 năm nóng nhất.
Tháng 4 vừa qua, các đại dương trên thế giới đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay. Đây là tháng thứ 13 liên tiếp nhiệt độ đại dương phá kỷ lục. Các nhà khoa học kêu gọi hành động khẩn cấp để giảm thiểu khí thải nhà kính và chống lại biến đổi khí hậu. Đây là giải pháp cấp thiết để bảo vệ các rạn san hô nói riêng và hệ sinh thái biển nói chung.
Các nhà khí tượng dự báo về khả năng xảy ra La Nina, hiện tượng tự nhiên khiến khu vực biển Thái Bình Dương lạnh hơn, gây ảnh hưởng đến thời tiết toàn cầu. Hiện tượng này có thể giúp giảm nhiệt độ nước, tuy nhiên ông Derek Manzello cho rằng tác động của La Nina đến quá muộn để cứu vãn toàn bộ rạn san hô đang bị ảnh hưởng.
Ông Manzello bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình trạng của các rạn san hô trên thế giới: "Tôi thực sự rất lo lắng về tình trạng của các rạn san hô trên toàn cầu bởi diễn biến khí hậu bất ngờ và tiêu cực”.
Nhiệt độ đại dương trong năm qua đã vượt ngoài tầm kiểm soát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của san hô. Theo ông Manzello, các cơn bão có thể mang theo nguồn nước mát từ dưới sâu đại dương, giúp giảm bớt tác động tiêu cực của nhiệt độ cao đối với san hô. Tuy nhiên, điều này chỉ khả thi nếu cơn bão đó không di chuyển trực tiếp các khu vực rạn san hô.
Ông Manzello thừa nhận: "Bão có thể tàn phá rạn san hô. Nhưng xét trên tổng thể tình hình hiện tại của Trái Đất, thì bão - theo một cách nào đó - lại trở thành điều tốt".
Các nhà khoa học kêu gọi hành động khẩn cấp để giảm thiểu khí thải nhà kính và chống lại biến đổi khí hậu. Đây là giải pháp cấp thiết để bảo vệ các rạn san hô nói riêng và hệ sinh thái biển nói chung.