Nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương, Indonesia có 127 ngọn núi lửa đang hoạt động - nhiều núi lửa hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Marapi là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất đất nước này.
Ngọn núi lửa cao 2.891 mét (9.500 feet) phun trào vào Chủ nhật (3/12/2023) đã phun và lan tỏa những đám khói khổng lồ lên bầu trời, tạo nên thảm họa tự nhiên núi lửa lớn tại khu vực.
Theo Abdul Malik, người đứng đầu đội tìm kiếm ở Tây Sumatra, các cơ quan chức năng đã rất nỗ lực trong công tác tìm kiếm và cứu hộ. Tại thời điểm đó, các thi thể được tìm thấy được đưa xuống núi. Theo thông tin, một đội gồm 40 nhân viên cứu hộ đã có mặt trên núi khi các vụ phun trào vẫn đang diễn ra.
Ông Abdul Malik, người đứng đầu cơ quan tìm kiếm và cứu nạn Padang cho biết, 9 thi thể đã được tìm thấy hôm thứ Ba, sau khi 2 thi thể khác được tìm thấy vào hôm thứ Hai; 3 nhà leo núi đã được tìm thấy vẫn còn sống.
Theo bản cập nhật sáng thứ Hai 4/12 theo giờ địa phương, tổng cộng 75 người, bao gồm cả những người leo núi, đã được sơ tán và những người bị thương đã được đưa đến bệnh viện. “Họ đang được sơ tán, có một nạn nhân còn lại hiện đang được tìm kiếm” - ông Abdul Malik nói.
Edi Mardianto, Phó Cảnh sát trưởng tỉnh Tây Sumatra cho biết, nhiều nhà leo núi mất tích được cho là đã chết vì ở rất gần địa điểm phun trào. Ông cho biết, các thi thể được tìm thấy được đưa đến bệnh viện để nhận dạng.
Trước đó vào thứ Hai, 13 thi thể đã được tìm thấy gần miệng núi lửa Marapi trên đảo Sumatra, trong khi một số nạn nhân khác được tìm thấy còn sống và được đưa xuống núi.
Sau đó vào thứ Ba, Malik cho biết 9 thi thể nữa đã được tìm thấy và 52 người đã được sơ tán. Ông cho biết, công tác cứu hộ đang bị cản trở do hoạt động núi lửa tiếp tục và thời tiết xấu.
Tổng cộng đã có 22 nhà leo núi được tuyên bố đã thiệt mạng kể từ khi núi lửa Marapi phun trào ở Indonesia hôm Chủ nhật, sau khi các quan chức cứu hộ địa phương cho biết thêm nhiều thi thể đã được tìm thấy.
Các quan chức theo dõi hoạt động của Marapi thông tin về những nguy cơ tiềm ẩn từ vụ phun trào hôm Chủ nhật, bao gồm cả dung nham nóng chảy có thể lan tới các con đường và các con sông gần đó.
Marapi là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trên đảo Sumatra và vụ phun trào nguy hiểm nhất của nó là vào tháng 4/1979, khiến 60 người thiệt mạng.
Trong hơn một thập kỷ, cơ quan núi lửa Indonesia đã gửi thư hàng tháng cảnh báo Bộ Môi trường và Lâm nghiệp cũng như cơ quan bảo tồn địa phương rằng những người leo núi nên giữ khoảng cách an toàn với đỉnh núi lửa, người đứng đầu cơ quan Hendra Gunawan cho biết.
Cơ quan bảo tồn trực thuộc Bộ này cho biết, giấy phép leo núi đã được cấp sau khi được một số cơ quan địa phương bật đèn xanh, bao gồm chính quyền tỉnh Tây Sumatra và cơ quan phòng chống thiên tai quốc gia cũng như cơ quan tìm kiếm và cứu hộ Padang.
Sau vụ phun trào mới nhất, các nhà chức trách đã nâng mức cảnh báo cao thứ hai và cấm thực hiện mọi hoạt động trong phạm vi 2 dặm quanh miệng núi lửa Marapi. Ada Setiawan, một quan chức của Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết, khẩu trang đã được phân phát cho người dân và khuyến khích họ ở trong nhà. Các quan tuyến đường leo núi và đường mòn cũng đã bị đóng cửa.