Sỏi mật, túi mật
Người mắc sỏi mật, túi mật khi ăn quá nhiều bánh trung thu có thể dẫn tới viêm tụy cấp tính, thiệt mạng trong thời gian ngắn. Vì vậy, nếu không cần thiết, người mắc bệnh này cần cố gắng không ăn bánh trung thu.
Hệ tiêu hóa kém
Với những người có khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém, ăn quá nhiều bánh trung thu có thể làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, gây khó tiêu, tiêu chảy và các bệnh liên quan khác.
Mắc tiểu đường
Bánh trung thu thường có độ ngọt rất cao với thành phần chính chủ yếu là bột, đường, bơ, mỡ lợn… Đây đều là những chất có hàm lượng chất béo và chất đạm rất cao. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, thừa cân cần thận trọng khi ăn.
Trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ ăn nhiều bánh trung thu cũng có thể dẫn đến khó tiêu hóa bởi hệ tiêu hóa còn kém và chưa hoàn thiện. Nếu ăn bánh trung thu sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dẫn đến chứng khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.
Viêm loét dạ dày
Đối với bệnh nhân bị loét dạ dày và tá tràng, ăn bánh trung thu có thể thúc đẩy bài tiết axit dạ dày, gây khó cho việc chữa bệnh. Riêng những loại bánh mặn có lẽ không thích hợp cho những ai viêm thận vì nồng độ muối cao.
Thừa cân, béo phì
Bánh trung thu là thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo và đạm, lại khó tiêu. Nên những người đang bị thừa cân, béo phì không nên sử dụng để tránh để bệnh thêm trầm trọng.
Viêm da, mụn trứng cá
Những người thường xuyên bị viêm da, mụn trứng cá và các bệnh về da khác cũng không nên ăn quá nhiều bánh trung thu. Thành phần quá nhiều chất béo có thể làm tăng bài tiết của tuyến bã nhờn, khiến các bệnh lý về da thêm trầm trọng.
Phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai nếu ăn quá nhiều bánh trung thu hàm lượng đường quá nhiều trong bánh gây tác động xấu đến bệnh tăng lipid máu, tim mạch và tiểu đường có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Mai Anh