Những điều cần lưu ý để tránh phạm luật khi du lịch nước ngoài

Mai An (t/h)|08/10/2019 02:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Nếu không muốn bị mất tiền oan và dính rắc rối trong chuyến du lịch nước ngoài, bạn nên tìm hiểu về tập tục và quy tắc của các nước mà chúng ta dự định đặt trên đến.

Singapore

Singapore nổi tiếng là một đất nước xanh, sạch đẹp, hiện đại và có tỉ lệ tội phạm thấp bậc nhất thế giới. Luật pháp và những hình phạt nghiêm khắc đóng vai trò quan trọng để bảo vệ môi trường và an ninh ở quốc đảo này. Những hành vi xả rác, khạc nhổ, đi tiểu nơi công cộng, vẽ bậy hay nhai kẹo cao su, mang sầu riêng lên các các phương tiện công cộng đều bị coi là vi phạm pháp luật, với những hình phạt như tù giam, đánh roi mây, lao động công ích và phạt hành chính. Cụ thể, mức phạt cho hành vi xả rác, khạc nhổ, hút thuốc nơi công cộng… lên tới 1.000 SGD (khoảng 17 triệu đồng).

Những người vẽ graffiti nơi công cộng có thể bị tù giam và đánh roi vì hành vi phá hoại. Năm 2015, 2 du khách người Đức đã bị kết án 9 tháng tù giam và nhận 3 roi vì phun sơn lên một toa tàu của Singapore. Ngoài ra, hệ thống thang máy công cộng ở đây còn có thiết bị phát hiện nước tiểu. Khi có người vi phạm, thiết bị lập tức phát cảnh báo và đóng cửa cho tới khi cảnh sát đến làm việc, mức phạt là 500 SGD (hơn 800.000 đồng).

Trung Quốc

Năm 2014, trang SCMP đưa tin Trung Quốc chính thức ban hành luật mới, cấm du khách và dân địa phương hút thuốc tại các địa điểm công cộng ở thủ đô Bắc Kinh. Những năm trước đó, Trung Quốc từng đưa ra các quy định cấm hút thuốc tại một số địa phương nhưng không hiệu quả. Theo luật mới, các cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50-200 nhân dân tệ (165.000-200.000 đồng).

Thái Lan

Thái Lan đã trở thành điểm du lịch thu hút hàng chục triệu khách quốc tế đến mỗi năm. Tuy nhiên, khối lượng du khách gia tăng đã tạo nên những thách thức về bảo vệ môi trường. Vào tháng 2-2018, chính phủ Thái-lan chính thức ban hành luật cấm hút thuốc và xả rác tại 24 bãi biển nổi tiếng thuộc 15 tỉnh. Những người vi phạm sẽ bị truy tố, phạt tới 100.000 Baht (hơn 75 triệu đồng) và đối mặt với án tù một năm. Đối với trường hợp xả rác bừa bãi, người vi phạm có thể bị phạt tới 2.000 Baht (khoảng 1,5 triệu đồng).

Mỹ

Theo Hội nghị lập pháp quốc gia Mỹ (NCSL), hàng năm các tiểu bang phải chi hàng triệu USD để làm sạch đường phố, công viên và những khu vực ven biển. Trong đó, các loại rác thải chủ yếu là bao bì thực phẩm, chai, túi nhựa và thuốc lá. Không chỉ tốn kém khi xử lý, các loại rác có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.

Để ngăn chặn hành vi này, các bang của Mỹ đã tạo ra quy định khác nhau, căn cứ vào khối lượng rác và mức độ vi phạm. Hình phạt nhỏ nhất là dọn rác công ích, nặng hơn là phạt hành chính, tước giấy phép lái xe và tù giam. Ví dụ ở California, người vi phạm lần đầu sẽ bị phạt từ 100 – 1.000 USD (khoảng 2,3 đến 23 triệu đồng) và 8 giờ công ích phục vụ cộng đồng. Tái phạm trong 3 năm tiếp theo, mức phạt tăng lên 200 – 2.000 USD (từ 4,6 đến hơn 46 triệu đồng) và 24 giờ lao động công ích.

Ireland

Ireland là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa ra lệnh cấm hút thuốc trên toàn lãnh thổ vào năm 2004. Các trường hợp phạm luật có thể lãnh án phạt lên đến 3.000 euro (khoảng 77 triệu đồng).

Australia

Theo đạo luật rác thải năm 1979, xả rác ở bang Western Australia là vi phạm pháp luật. Trong đó, luật đã quy định rõ xả rác có nghĩa là để lại những đồ vật, vật liệu không mong muốn trên đất và nước. Khi phát hiện vi phạm, chính quyền địa phương, cảnh sát, cơ quan KABC có thể phạt tại chỗ hoặc gửi biên bản phạt nguội. Mức phạt cao nhất lên tới 5.000 AUD (khoảng 80 triệu đồng).

Maldives

Ở thiên đường du lịch Maldives, hành vi vứt và đổ rác bừa bãi sẽ bị phạt tiền và công bố danh tính, hình ảnh trên mạng xã hội. Mức phạt ban đầu khi vi phạm là 300 MVR (450.000 đồng) và 500 MVR (750.000 đồng) cho những trường hợp tái phạm nhiều lần.

Tiền phạt có thể tăng lên nếu trong rác thải có chứa chất nguy hiểm. Theo cơ quan Bảo vệ môi trường EPA, hình phạt này đã giúp giảm thiểu những hành vi xả rác trên quốc gia của họ.

Mai An (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những điều cần lưu ý để tránh phạm luật khi du lịch nước ngoài