Những món ăn nào không được hâm lại vì dễ gây ngộ độc?

Minh Lâm|04/02/2024 15:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Thức ăn thừa từ tối hôm trước có thể là đồ ăn rất tiện lợi khi bạn cần một bữa trưa nóng hổi và có sẵn, nhưng thức ăn hâm lại không đúng cách cũng có thể gây hại cho sức khỏe.

ngo-doc.jpg
Việc hâm nóng một số món ăn có thể khiến bạn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm và dẫn đến các vấn đề sức khỏe

Thông thường các đồ ăn thừa sau mỗi bữa ăn được cất vào tủ lạnh, bạn cứ nghĩ việc bảo quản đồ ăn bằng tủ lạnh đã an toàn. Tuy nhiên sau nhiều nghiên cứu khoa học đã minh chứng rằng việc đun đi đun lại thực phẩm làm thay đổi cấu trúc hóa học của chúng và đối với một số thành phần, những thay đổi này có thể khiến thực phẩm không tương thích với hệ thống tiêu hóa con người, gây ngộ độc hoặc nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nấm

Nấm được xem là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng nếu nấu chín rồi để qua đêm thì sẽ trở thành “thuốc độc”. Đặc biệt là đem đun đi đun lại nhiều lần thì chất dinh dưỡng sẽ biến mất và bị biến chất thành chất độc hại.

Cụ thể, nấm nấu chín lần đầu chứa nitrat tốt cho các tế bào máu đỏ, nhưng sau một đêm, nitrat sẽ hay đổi thành nitrit không tốt cho cơ thể. Ăn lượng lớn trong một lần có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cấp tính.

Còn ăn lâu ngày dù lượng nhỏ cũng làm tổn thương dạ dày, mạch máu, dễ dẫn tới ung thư. Vì thế tốt nhất bạn chỉ mua vừa đủ để luôn tươi ngon, nấu và ăn một lần duy nhất, không để thừa.

nam.jpg
Nếu không được bảo quản đúng cách, nấm có thể nhanh hỏng và gây khó chịu cho dạ dày sau khi hâm nóng.

Trứng

Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào, nhưng trứng nấu chín hoặc luộc chín có thể gây hại nghiêm trọng khi tiếp xúc nhiều lần với nhiệt.

Trứng chín, bạn nên ăn ngay và nếu để lâu hơn thì không nên hâm nóng lại mà chỉ nên ăn nguội vì thức ăn giàu đạm chứa nhiều nitơ. Nitơ này có thể bị ôxy hóa do hâm nóng và gây ung thư.

Khoai tây

Khoai tây rất giàu vitamin B6, kali và vitamin C tốt cho cơ thể. Thế nhưng, nếu bạn hâm đi hâm lại khoai tây nhiều lần, rất có thể món ăn này sẽ sản sinh ra Clostridium Botulinum (vi khuẩn gây bệnh Botulism).

Ngay cả khi bạn để khoai tây đã nấu chín trong nhiệt độ phòng, việc sản sinh vi khuẩn cũng sẽ tăng lên. Vì vậy, để tránh sự phát triển của vi khuẩn, tốt nhất là nên để khoai tây trong tủ lạnh hoặc vứt chúng đi nếu không được tiêu thụ trong vòng 1-2 ngày.

Cơm

Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm, cách bảo quản cơm đã nấu quan trọng hơn việc hâm nóng.

Cơm nấu chín có thể bị nhiễm vi khuẩn có tên Bacillus cereus. Mặc dù những vi khuẩn này có thể trở nên vô hại dưới tác dụng của nhiệt nhưng chúng thực sự tạo ra các bào tử độc hại và chịu nhiệt.

Nếu để cơm ở nhiệt độ phòng, các bào tử sẽ nhân lên và có thể tạo ra chất độc gây nôn mửa hoặc tiêu chảy và việc hâm nóng cơm sẽ không loại bỏ được những chất độc này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Những món ăn nào không được hâm lại vì dễ gây ngộ độc?
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.