Nhóm chuyên gia ở Đại học New Mexico (Mỹ) và Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc nghiên cứu, phát triển thành công các tế bào hồng cầu tổng hợp có thể thực hiện mọi chức năng của tế bào hồng cầu như mang oxy đi khắp cơ thể, quản lý thuốc và phát hiện các độc tố nguy hiểm.
Thành phần chính của tế bào hồng cầu là hemoglobin, một protein giàu sắt tạo màu đỏ cho máu khi sắt liên kết với oxy. Mỗi phân tử hemoglobin bao gồm 4 nguyên tử sắt và mỗi nguyên tử sẽ liên kết với 1 phân tử oxy và 2 nguyên tử oxy. Khoảng 33% của 1 tế bào hồng cầu là hemoglobin, thường có mật độ 14 g/dL ở nữ giới và 15,5 g/dL ở nam giới.
Để có được các tế bào máu nhân tạo, các nhà khoa học đã phủ các tế bào hồng cầu hiến tặng bằng một lớp silica mỏng, sau đó là một lớp polymer mang điện tích dương và âm. Tiếp tục được xử lý cẩn thận bằng cách khắc silica và bọc trong màng tế bào hồng cầu tự nhiên.
Ảnh minh họa
Những tế bào độc nhất kiểu này giữ lại hình dạng 2 mặt của phiên bản sinh học. Sau đó, chúng được nạp 1 trong 2 loại huyết sắc tố để có thể mang oxy, cảm biến sinh học ATP dùng để phát hiện độc tính, thuốc chống ung thư hoặc hạt nano từ tính.
Qua thử nghiệm ở chuột, tế bào hồng cầu nhân tạo hoạt hóa thời gian dài hơn 48 giờ, thực hiện mọi nhiệm vụ bình thường của hồng cầu, và không hề có độc tính.
Các nhà nghiên cứu đã nạp các tế bào nhân tạo bằng hemoglobin, thuốc chống ung thư, cảm biến độc tố hoặc hạt nano từ tính để chứng minh chúng có thể mang được.
Ngoài ra, các hồng cầu mới có thể đóng vai trò là mồi nhử cho độc tố vi khuẩn nên hy vọng chúng có khả năng ứng dụng trong tương lai để điều trị cho nhiều chứng bệnh nan y, nhất là ung thư và trong sinh học độc tố.
Ngọc Ánh (t/h)