Trước tình hình nhiều người cùng nhiễm bệnh trên một chuyến bay. Theo đó, khi một người bệnh ho hoặc hắt hơi, họ sẽ phát tán vào môi trường xung quanh những giọt nước bọt được gọi là “droplet”, mang theo virus, vi khuẩn và mầm bệnh. Mỗi lần như vậy, hàng chục ngàn các giọt nhỏ này sẽ có cơ hội bám vào các bề mặt trên máy báy, nguy hiểm nhất là trong phạm vi 6 feet (tương đương 1,8 mét).
Nếu bạn hít phải những giọt droplet này, hoặc chạm vào các giọt dính trên bất kỳ một đồ vật nào xung quanh, ví dụ như thành ghế, bàn ăn, cửa nhà vệ sinh trên máy bay, rồi sau đó bạn chạm tay mình lên mặt thì bạn cũng sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những người ngồi trong phạm vi hai hàng ghế so với người nhiễm bệnh được coi là đã tiếp xúc với họ và có nguy cơ lây nhiễm cao.
Nhưng thực tế thì khi đi máy bay, mọi người thường không chỉ ngồi yên một chỗ, đặc biệt là đối với những chuyến bay dài. Chúng ta thường phải vào nhà vệ sinh, duỗi chân, lấy đồ từ kệ hành lý bên trên.
Nhưng hoặc bắt buộc phải di chuyển bằng đường hàng không trong thời điểm này, dưới đây là 12 lời khuyên hàng đầu để giúp bạn phòng tránh mầm bệnh cho chuyến bay sắp tới.
Luôn luôn rửa tay
Luôn luôn rửa tay và tránh chạm tay lên mặt và mắt, đó là lời khuyên hàng đầu của bác sĩ.
Thao tác này là cách đơn giản để ngăn ngừa mầm bệnh mà có thể tay chúng ta đã tiếp xúc phải ở những nơi công cộng.
Nước rửa tay diệt khuẩn cũng là một sự lựa chọn hợp lý; nhưng hãy đảm bảo là chai rửa tay đó đáp ứng quy định về mang theo chất lỏng lên máy bay (thông thường là 100ml).
Mang theo khăn lau khử trùng
Các hãng hàng không thường có nhân viên vệ sinh để đảm bảo sự sạch sẽ của máy bay, nhưng thỉnh thoảng máy bay cũng không thể sạch sẽ được như ý muốn, có thể vì chuyến bay bị hoãn hoặc vì các nhân viên vệ sinh bị áp lực thời gian, bởi phải tuân thủ đúng lịch khởi hành của chuyến bay.
Do đó, nếu có thể, bạn hãy mang theo khăn lau khử trùng lên máy bay để vệ sinh xung quanh chỗ ngồi của mình.
Hãy lau sạch những phần mình dễ chạm vào, như vỏ bọc ghế, khay bàn, tay vịn, túi ghế, tựa đầu, màn hình lưng ghế, lỗ thổi khí trên trần, màn hình giải trí, và miếng che cửa sổ.
Giữ khoảng cách với người xung quanh
Nguy cơ nhiễm bệnh chính thường đến từ những người cùng hàng ghế xung quanh bạn.
Nếu bạn đi trên chuyến bay không quá đông người, thì có thể bạn sẽ may mắn có ghế trống bên cạnh mình bằng việc lựa chọn ghế ngồi tại nơi làm thủ tục và trong lúc đợi khởi hành. Cách tốt nhất vẫn là hỏi nhân viên khi bạn đến cửa khởi hành.
Sơ đồ chỗ ngồi của một chuyến bay thường sẽ kín chỗ khi gần khởi hành, vì đó là lúc hãng hàng không sẽ xác định được có những ai đi chuyến bay đó. Giữa thời điểm làm thủ tục và đợi khởi hành, sơ đồ chỗ ngồi có thể sẽ thay đổi. Vì vậy, bạn có thể hỏi nhân viên hãng bay để hình dung rõ hơn về bản đồ chỗ ngồi.
Hạn chế vào nhà vệ sinh
Khi ở trên máy bay, điều cần thiết là tránh những nơi có nhiều người tiếp xúc như nhà vệ sinh.
Tất cả mọi vật trên máy bay, từ nắm cửa cho đến nút xả nước đều đã qua tay rất nhiều hành khách trên chuyến bay, nên khả năng tiếp xúc mầm bệnh gây hại rất cao.
Nếu buộc phải dùng nhà vệ sinh – và chắc chắn bạn phải dùng ít nhất 1 lần trên những chuyến bay dài – hãy rửa tay đúng cách trước khi rời nhà vệ sinh, và dùng nước rửa tay diệt khuẩn khi bạn quay lại chỗ ngồi của mình.
Đeo khẩu trang
Thông thường, bác sĩ chỉ khuyên bạn đeo khẩu trang nếu bạn đang bị bệnh, chăm sóc người bệnh, hoặc bạn là một chuyên viên y tế.
Tuy nhiên, khi bắt buộc phải tiếp xúc gần với nhiều người khác trên máy bay, trong khi virus corona thì có từ 2 đến 14 ngày ủ bệnh và có thể lây nhiễm trong thời gian đó, thì việc đeo khẩu trang cũng rất có lợi trên máy bay.
Tận hưởng không khí lọc trên máy bay
Hầu hết các máy bay thương mại hiện đại đều được trang bị bộ lọc HEPA giúp lọc sạch không khí, làm sạch mọi giọt dịch hô hấp.
Không khí sau khi được lọc sẽ được tái lưu thông trong khoang máy bay nhờ quạt gió trên đầu mỗi ghế.
Tuy nhiên, không khí này có thể khô nên hành khách phải đảm bảo họ uống bù đủ nước.
Uống thật nhiều nước
Mất nước trong cơ thể có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Bác sĩ khuyên đừng nên giải khát bằng cà phê, trà hay thức uống có cồn vì những thứ này càng làm cơ thể mất nước hơn.
Đừng mua thức uống làm mất nước, bao gồm thức uống có cồn, cà phê, và trà, và nên nhớ rằng uống nhiều nước giúp duy trì hệ miễn dịch tốt cũng như hạn chế việc để niêm mạc bị khô.
Hãy đi ngủ
Nếu ngủ được thì bạn cứ chợp mắt, không phải lo lắng rằng hệ miễn dịch cũng sẽ ngủ quên với bạn.
Cơ thể luôn hoạt động để chống lại dịch bệnh kể cả khi chúng ta ngủ, nhưng dĩ nhiên bạn nên có những biện pháp phòng ngừa nếu ở gần người nào đang ho hoặc hắt hơi.
Thư giãn thoải mái cũng quan trọng như phòng ngừa
Căng thẳng lo lắng khi đi lại bằng máy bay có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Chúng ta có thể làm nhiều việc để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm bệnh, nhưng một trong những yếu điểm phòng vệ cho cơ thể chính là tinh thần thoải mái lạc quan của mỗi người.
Mai An (t/h)