Pin năng lượng mặt trời hết hạn (Bài 1): Mạnh đầu tư, nhẹ xử lý

Trọng Nhân|23/11/2020 13:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Trong bối cảnh năng lượng mặt trời đang phát triển như vũ bão, vấn đề xử lý rác thải tạo ra từ hệ thống này (đặc biệt là pin năng lượng mặt trời) đang trở thành một vấn đề nan giải.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp năng lượng sạch mở ra cho con người nhiều lựa chọn thay thế nguồn nhiên liệu truyền thống. Tấm thu năng lượng mặt trời (pin) là một trong những lựa chọn của nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học môi trường và chuyên gia năng lượng đã cảnh báo về mức độ ô nhiễm mà tấm pin này gây ra. Chất thải từ việc sản xuất và sau khi hết hạn sử dụng đều ở mức báo động. Trong đó, chất thải nguyên liệu như axit suphua và phosphine rất độc hại cho sức khỏe con người.

Việc xử lý tấm pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng vẫn còn bỏ ngỏ

Trong khi ĐMT phát triển như vũ bão thì vấn đề xử lý pin từ nguồn điện này lại khá lơ là. Số liệu từ Bộ Công thương cho thấy, đầu tư điện mặt trời (ĐMT) đã bùng nổ tăng cấp số nhân trong vài năm trở lại đây. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh năm 2016 mục tiêu ĐMT đạt 850 MW vào năm 2020, lên 4.000 MW vào năm 2025 và 12.000 MW năm 2030. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đến giữa năm 2020, tổng công suất ĐMT được quy hoạch đã lên đến 10.300 MW, trong đó đưa vào vận hành hơn 90 dự án với tổng công suất khoảng 5.000 MW, chiếm gần 8,5% công suất lắp đặt của hệ thống điện.

Như vậy, công suất ĐMT đang vận hành hiện tại đã vượt chỉ tiêu của quy hoạch năm 2020 gấp 6 lần và vượt 1,25 lần chỉ tiêu năm 2025. Theo EVN, trong 6 tháng đầu năm, ĐMT phát lên lưới 4,71 tỉ kWh, tăng 5,35 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo của EVN đến cuối năm 2019 cũng cho thấy, đã có khoảng 15.000 MW công suất các dự án ĐMT được Thủ tướng phê duyệt bổ sung Quy hoạch điện VII.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp năng lượng sạch mở ra cho con người nhiều lựa chọn thay thế nguồn nhiên liệu truyền thống. Tấm thu năng lượng mặt trời (pin) là một trong những lựa chọn của nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học môi trường và chuyên gia năng lượng đã cảnh báo về mức độ ô nhiễm mà tấm ‘pin’ này gây ra. Chất thải từ việc sản xuất và sau khi hết hạn sử dụng đều ở mức báo động. Trong đó, chất thải nguyên liệu như axit suphua và phosphine rất độc hại cho sức khỏe con người.

Trong các tấm pin quang điện có một số chất gọi là kim loại nặng, tuy chỉ 3 – 5% nhưng không phân hủy được, khi ngấm xuống đất sẽ gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước giống tro xỉ từ các bãi than thải khi sử dụng nhiệt điện than. Các tấm panel, tuy không phát thải hằng ngày nhưng với số lượng các dự án ĐMT cả trung tâm và nhỏ lẻ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay sau giai đoạn sử dụng khoảng 15 – 20 năm nữa, số lượng tấm pin thải ra cũng phải chất thành núi, khi đem chôn lấp sẽ ngấm vào đất rất nhiều chất ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Được biết, trách nhiệm xử lý pin hết hạn sử dụng thuộc về chủ đầu tư các dự án ĐMT. Còn chủ đầu tư xử lý thế nào, thậm chí có xử lý hay không lại là chuyện bỏ ngỏ. Thực tế với tuổi thọ một dự án ĐMT đến 20 – 25 năm, yếu tố pháp lý ràng buộc về trách nhiệm xử lý các tấm pin mặt trời sau khi dự án hoàn tất vẫn còn “mỏng” hay nói đúng hơn là chưa có.

Bài toán phát triển ĐMT gắn với sự phát triển bền vững môi trường vẫn chưa được coi trọng, thậm chí còn bị bỏ quên trong nỗ lực tăng tốc phát triển ĐMT của các nhà quản lý.
các tấm pin gây thải ra môi trường nặng hay nhẹ liên quan đến chất lượng của pin, tỷ lệ các thành phần mà nhà sản xuất sử dụng. Các thành phần sản xuất tấm pin gồm nhựa, silicon, một số hoạt chất dẫn có tính dẫn điện như thạch anh, kim loại dẫn điện.

Tuy nhiên, nhựa vẫn là thành phần chính trong mỗi tấm pin. Việc bóc tách các thành phần này không khó, nhưng thực tế trong các quy định chỉ nói thu gom còn xử lý bóc tách không nói rõ. Mặt khác, về khoa học, hầu hết các tấm pin đã dùng hết tuổi thọ sẽ phải bỏ vì tái tạo còn tốn nhiều chi phí hơn cả thay mới. Với bối cảnh xã hội Việt Nam, người dân có thể sẽ đập nhỏ, vứt bừa bãi như rác thải thông thường. Do đó, vấn đề xử lý ô nhiễm từ chất thải của các tấm panel ĐMT tại Việt Nam cấp thiết hơn so với các nước khác.

Trọng Nhân

Bài liên quan
  • Những nguồn năng lượng sạch sẽ được sử dụng trong tương lai
    Moitruong.net.vn – Năng lượng sạch là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, không gây ô nhiễm, không bị cạn kiệt. Bên cạnh những nguồn năng lượng sạch truyền thống, các nhà khoa học đã chứng minh có nhiều nguồn năng lượng mới có thể là xu hướng trong tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Pin năng lượng mặt trời hết hạn (Bài 1): Mạnh đầu tư, nhẹ xử lý
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.